Thứ Năm, 08/03/2018 10:44

“Ghế nóng” Ocean Group lại “lạnh” khi mới miễn nhiệm Tổng Giám đốc chỉ sau 5 tháng

Sau nhiều tranh cãi từ phía cổ đông về việc bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao, Tổng Giám đốc Nguyễn Hữu Tâm của Ocean Group mới đây đã chính thức rời “ghế nóng” khi mới hơn 5 tháng tại vị.

CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group, HOSE: OGC) vừa công bố Nghị quyết thông qua việc miễn nhiệm Tổng Giám đốc với ông Nguyễn Hữu Tâm. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 06/03/2018.

Trước đó, ông Nguyễn Hữu Tâm đã có đơn xin từ nhiệm vào ngày 02/03/2018.

Được biết, ông Tâm được bổ nhiệm giữ vị trí Tổng Giám đốc OGC từ tháng 10/2017, nhiệm kỳ trong 3 năm nhưng tới nay chỉ mới hơn 5 tháng tiếp quản. Hồi tháng 6/2017, OGC cũng đã miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Lê Huy Giang, thay vào đó, ông Giang sẽ giữ chức Phó Tổng Giám đốc kể từ ngày 14/06/2017.

Ông Nguyễn Hữu Tâm sinh ngày 19/07/1971 tại Hà Nội. Trước khi gia nhập Ocean Group, ông Tâm từng giữ các vị trí chủ chốt tại Công ty Đầu tư Phát triển Kinh tế và Sinh thái Hà Nội, CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Mefrimex.

Giới thiệu về ông Nguyễn Hữu Tâm trên website của Ocean Group

Hàng loạt chất vấn xoay quanh “ghế nóng”

Theo nội dung trao đổi tại ĐHĐCĐ bất thường ngày 09/02/2018 mà OGC vừa mới sửa đổi, bổ sung lại, việc bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tâm làm Tổng Giám đốc nhận được khá nhiều ý kiến tranh cãi từ phía cổ đông.

Có cổ đông cho rằng nhóm cổ đông DNTN Hà Bảo mang tính chất cá nhân thông qua bà Hoàng Thị Phương Lan - thành viên độc lập để đưa nhân sự của mình làm Tổng Giám đốc. Do đó, cần xem xét mối quan hệ có xung đột về lợi ích không? Việc bà Lan đề cử nhân sự Tổng Giám đốc để thực hiện nhiệm vụ điều hành, trong đó chủ yếu là công tác thu hồi nợ, không đảm bảo minh bạch nên không đồng ý với nội dung này. Cổ đông đề nghị không thông qua tờ trình bổ nhiệm Tổng Giám đốc do bà Lan ký, cũng như HĐQT nên cử người trong HĐQT có hiểu biết về Công ty kiêm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc để thực hiện công tác thu hồi nợ.

Một cổ đông khác đề nghị bà Lan cho biết mục đích khi đề cử và bầu ông Nguyễn Hữu Tâm làm Tổng Giám đốc. Cổ đông đặt câu hỏi: Các Biên bản, Nghị quyết về nhân sự cũng do bà Lan ký không phải ông Lê Quang Thụ - Chủ tịch HĐQT ký, tỷ lệ thông qua 75% thể hiện sự không thống nhất của HĐQT, liệu việc bổ nhiệm có hợp pháp không? Cổ đông nghi ngờ nhóm cổ đông thao túng đưa vào OGC.

Cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng chưa có thông tin về Tổng Giám đốc mới để cổ đông xem xét, có ý kiến.

Ông Nguyễn Hữu Tâm đã nói gì?

Trước các chất vấn của cổ đông, Đoàn Chủ tọa tại đại hội cho biết, việc bổ nhiệm, lựa chọn Tổng Giám đốc không phải do cá nhân quyết định. HĐQT gồm 5 người, làm việc và hoạt động theo quy định Điều lệ Công ty, theo nguyên tắc tập thể, đa số. Các công việc được các thành viên HĐQT biểu quyết theo trách nhiệm cá nhân, phù hợp với quy định pháp luật và đảm bảo lợi ích của Công ty.

Về nhân sự Tổng giám đốc, ông Nguyên Hữu Tâm khẳng định không có liên quan hoặc xung đột về lợi ích đối với Công ty và các nhân sự khác của Công ty. Ông được Chủ tịch HĐQT ký thư mời nhận việc và Hợp đồng lao động.

Ông Tâm chia sẻ, Công ty đang gặp rất nhiều khó khăn. Toàn bộ HĐQT, Ban điều hành và cán bộ nhân viên đang làm việc ở OGC là sự cố gắng tâm huyết của mọi người. Ông cũng khẳng định, làm việc công tâm, nếu được các cổ đông tín nhiệm. Còn nếu cổ đông không chấp thuận, không tín nhiệm sẽ từ chức ngay tức khắc bởi trước khi vào đây đã nghiên cứu rất kỹ và nhận thấy nhiều khó khăn và mong với kinh nghiệm của mình sẽ từng bước giúp Công ty phục hồi và phát triển. “Hy vọng rằng dù có tiếp tục ở đây nếu quý vị tin tưởng giao trọng trách này hoặc ngày mai sẽ nghỉ nếu không được tin tưởng và tín nhiệm giao cho, vẫn chúc Tập đoàn Đại Dương phát triển và ổn định”, ông Tâm nói.

Có thể thấy, sau gần 3 năm kể từ khi nguyên Chủ tịch Hà Văn Thắm bị bắt, OGC vẫn chưa thoát khỏi khó khăn. Đầu tiên là vấn đề nhân sự khi hàng loạt thành viên Ban điều hành, Ban kiểm soát, Kế toán,... và các nhân viên đã nộp đơn thôi việc.

Về hoạt động kinh doanh, vì chi phí quản lý ở mức cao mà OGC tiếp tục chịu lỗ thêm gần 466 tỷ đồng trong năm 2017, ghi nhận năm thứ 2 liên tiếp thua lỗ. Kết quả này nâng lỗ lũy kế của OGC tại thời điểm cuối năm 2017 lên gần 2,872 tỷ đồng, sắp vượt qua vốn điều lệ thực góp là 3,000 tỷ đồng.

Năm 2018, OGC mạnh dạn đưa ra kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 1,393 tỷ đồng và lãi ròng 188 tỷ đồng. Kế hoạch này của OGC thực chất vẫn khả thi trong trường hợp Công ty không thực hiện trích lập dự phòng như năm 2016 và 2017. Riêng năm 2017, nếu không phải trích lập dự phòng gần 860 tỷ đồng thì OGC vẫn có lãi trước thuế 439 tỷ đồng.

Muốn như vậy thì OGC phải tìm cách thu hồi công nợ phải thu của Công ty đã kéo dài trong nhiều năm qua, chẳng hạn như một số khoản phải thu ngắn hạn có giá trị lớn như CTCP Đầu tư và Xây dựng Sông Đà gần 673 tỷ đồng đã phát sinh từ khá lâu, hay phải thu tại Công ty TNHH VNT 447 tỷ đồng, phải thu về cho vay ngắn hạn tại CTCP Thương mại và Đầu tư Mạnh Hà hơn 555.6 tỷ đồng…

Thu Phong

FILI

Các tin tức khác

>   MWG: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần 17 (08/03/2018)

>   VSC: BCTC năm 2017 (08/03/2018)

>   SDG: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 (08/03/2018)

>   VOS: BCTC quý 4 năm 2017 (08/03/2018)

>   VRG: Đính chính Báo cáo thường niên 2017 (08/03/2018)

>   THW: Báo cáo thường niên 2017 (08/03/2018)

>   NVL21604: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng thanh toán toàn bộ gốc trái phiếu vào ngày đáo hạn (08/03/2018)

>   NVL11714: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi trái phiếu kỳ 1 (từ và bao gồm ngày 30/09/2017 đến và không bao gồm ngày 31/03/2018) (08/03/2018)

>   TBC: BCTC Kiểm toán năm 2017 (08/03/2018)

>   TBC: BCTC Kiểm toán năm 2017 (08/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật