Thứ Hai, 05/03/2018 22:07

Công ty cung ứng hàng may mặc cho GAP, Zara sắp lên sàn HNX

“Vào khoảng cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 tới, TDT sẽ đưa 8 triệu cp lên sàn HNX với giá tham chiếu dự kiến khoảng 16,000-17,000 đồng/cp” - ông Chu Thuyên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển TDT cho biết tại buổi roadshow Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu TDT chiều 05/03.

Khách hàng là các nhà bán lẻ nổi tiếng

Được thành lập năm 2011, là một trong những nhà cung ứng các sản phẩm hàng may mặc cho nhiều đối tác trong và ngoài nước khá ổn định như Mỹ, EU, Canada, Hàn Quốc... Hiện TDT có 2 nhà máy đặt tại huyện Phú Bình và xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên với trên 1,200 cán bộ công nhân viên. 

Đơn hàng của các khách hàng của TDT phần lớn là các đơn hàng có số lượng lớn, thời gian sản xuất dài, hiệu quả cao. Hiện tại, khách hàng của TDT đang cân bằng giữa hai thị trường lớn nhất là Mỹ và EU. Trong đó khách hàng Mỹ bao gồm các nhà bán lẻ lớn như GAP, Target, Kohl’s, Costco… Khách hàng EU của TDT là các nhà bán lẻ có hệ thống cửa hàng khắp châu Âu và thế giới như Zara, Massimo Dutti, Original Marines, Teddy.

Thị phần xuất khẩu của TDT trong năm 2017

Thị trường EU chiếm 45% thị phần xuất khẩu của TDT, tiếp đến là Mỹ với 42%, Hàn Quốc 7%, Canada 5%, còn lại 1% của các khách hàng khác. Mục tiêu trong những năm tới, TDT sẽ tìm kiếm thêm khách hàng Nhật Bản, bởi đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 ngành dệt may Việt Nam.

Đối tác của TDT

Nhờ đó, từ bước khởi đầu chỉ 4 chuyền may với 280 nhân công (2012), sau 6 năm, TDT đã có sự tăng trưởng lên tới 20 chuyền may và 1,200 nhân công. Từ đó, bức tranh kết quả kinh doanh của TDT cũng có sự đi lên từ mức lợi nhuận hơn 3 tỷ đồng lên hơn 12 tỷ đồng năm 2017, tương ứng doanh thu cũng tăng gấp 10 lần lên 217 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối năm 2016, tổng tài sản của TDT ở mức 173 tỷ đồng, tăng khá so đầu kỳ, trong đó hàng tồn kho tăng khá mạnh khi chiếm hơn 52 tỷ đồng. EPS cũng đáng ghi nhận khi năm 2015 ở mức 2,022 đồng, còn năm 2016 là 1,529 đồng.

Trong cơ cấu cổ đông góp vốn tại thời điểm cuối năm 2016 (chưa tăng vốn lên 80 tỷ), thì Chủ tịch Chu Thuyên nắm giữ nhiều nhất, và đặc biệt tại TDT không có cổ đông tổ chức.

Hưởng lợi từ nhiều điểm sáng của ngành, kế hoạch 2018 lãi gần 20 tỷ đồng

Nhận định về ngành dệt may Việt Nam, Ban lãnh đạo TDT cho biết, tốc độ tăng trưởng của may mặc toàn cầu giai đoạn 2012-2025 duy trì ổn định ở mức 5%/năm. Dự báo cho đến 2025 quy mô ngành dệt may toàn cầu đạt 2,110 tỷ USD. Việt Nam dự kiến mức tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 9.8%/năm.

Đáng chú ý, các hiệp định thương mại đang trong giai đoạn đàm phán và những hiệp định thương mại chuẩn bị có hiệu lực ảnh hưởng tới ngành dệt may như CPTPP (TPP-11), FTA với EU (đã kết thúc đàm phán và chờ thực thi).

Với CPTPP, trước mắt Mỹ chưa tham gia nhưng có thể về lâu dài sẽ tham gia. Các nhà đầu tư đầu tư vào nguyên phụ liệu dệt của Việt Nam đang có dấu hiệu đầu tư lại. Bên cạnh đó, hoạt động gia công xuất khẩu sẽ dịch chuyển một phần từ Trung Quốc sang các quốc gia khác, trong đó Bangladesh và Việt Nam là 2 điểm đến đầu tư của sự dịch chuyển này. Đó là những điểm sáng của ngành dệt may thời gian tới.

Đối với TDT trong tầm nhìn 5 năm tới, Ban lãnh đạo cho biết, Công ty sẽ tiếp tục phát triển mở rộng hệ thống nhà máy vệ tinh. Nâng cao trình độ thiết kế, phát triển mẫu, khả năng tìm nguồn nguyên phụ liệu, kỹ năng đàm phán. Đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại. Tăng dần tỷ trọng mặt hàng có giá trị cao. Công ty cũng sẽ mở văn phòng đại diện tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản nhằm đẩy mạnh công tác sales/marketing, tiếp cận và làm việc trực tiếp với các khách hàng bán lẻ tại thị trường này nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận.

Nói về kế hoạch cụ thể của năm 2018, ông Thuyên chia sẻ, hợp đồng đơn hàng của TDT trong năm 2018 hầu như đã ký vì thế bây giờ chỉ chú tâm vào tổ chức sản xuất. Theo đó, trong năm 2018, TDT hoàn toàn có khả năng thực hiện kế hoạch đề ra với 300 tỷ đồng doanh thu và gần 20 tỷ đồng lợi nhuận (tăng gần gấp đôi năm 2017). Bước sang năm 2019, hai chỉ tiêu này lần lượt tăng lên 373 tỷ đồng và 24.5 tỷ đồng. Còn năm 2020 mục tiêu doanh thu 467 tỷ đồng và gần 31 tỷ đồng lợi nhuận. Cổ tức giai đoạn này khoảng 15-20%. “Trong năm nay, Công ty chưa có ý định tăng vốn điều lệ, mà có thể sang năm 2019 nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong thời gian tới” – ông Chu Thuyên cho biết.

So với đơn vị cùng ngành ở Thái Nguyên là CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG), thì “định hướng phát triển của TDT và TNG khác nhau. Trong khi TNG mở rộng phát triển nhà máy tại các huyện xã, theo chiều rộng lan tỏa, thì TDT không định hướng mở nhà máy mới mà chú trọng phát triển kinh doanh, duy trì ổn định lao động trong điều kiện biến động lao động gay gắt như hiện nay” – ông Thuyên chia sẻ thêm.

Thanh Nụ

Fili

Các tin tức khác

>   BWE: BCTC Kiểm toán năm 2017 (05/03/2018)

>   BWE: BCTC Kiểm toán năm 2017 (05/03/2018)

>   APG: BCTC Tóm tắt Kiểm toán năm 2017 (05/03/2018)

>   APG: BCTC Kiểm toán năm 2017 (05/03/2018)

>   HPG: BCTC năm 2017 (05/03/2018)

>   HPG: BCTC Hợp nhất năm 2017 (05/03/2018)

>   GTA: BCTC Kiểm toán năm 2017 (05/03/2018)

>   HTI: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tham dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 (05/03/2018)

>   C47: Nghị quyết HĐQT về kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 (05/03/2018)

>   TMT: Nghị quyết HĐQT về việc tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 (05/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật