Thứ Ba, 13/03/2018 14:07

Amazon đối đầu với Alibaba tại Việt Nam

Ông lớn thương mại điện tử Amazon chuẩn bị tung ra dịch vụ thương mại điện tử ở Việt Nam, với mục tiêu cạnh tranh với đối thủ từ Trung Quốc, Alibaba Group Holding, ở một trong những thị trường trực tuyến phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Amazon đã hợp tác với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) – vốn bao gồm tới 140 thành viên và là một trong những nhóm doanh nghiệp trực truyến lớn nhất tại Việt Nam. Đây sẽ là lần đầu tiên VECOM hợp tác với một công ty thương mại điện tử. Mối quan hệ đối tác này sẽ giúp Amazon gia tăng lượng sản phẩm có sẵn trên nền tảng của mình, đồng thời cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam bán và xuất hàng hoá thông qua nền tảng của Amazon.

Ông Nguyễn Thanh Hùng – Chủ tịch của VECOM – cho biết Hiệp hội đã gặp một đại diện của Amazon trong năm ngoái để bàn luận về kế hoạch mở rộng ở Việt Nam của Amazon.

Amazon được cho là sẽ ​​tiết lộ kế hoạch chi tiết vào ngày 14/03 tại Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2018, được tổ chức tại Hà Nội. Trong năm 2017, Amazon cũng bắt đầu mở rộng sang Singapore.

Amazon có phần chậm chân hơn so với Alibaba khi ông lớn thương mại điện tử Trung Quốc đã chính thức gia nhập Việt Nam từ hồi năm ngoái và tuyên bố đã gia tăng thành viên kinh doanh lên hàng chục ngàn chỉ sau nửa năm. Trong khi đó, Amazon chỉ có khoảng 200 công ty Việt Nam đang bán mặt hàng này trên nền tảng của mình, dựa trên khảo sát mới nhất của các cơ quan chức năng ở Việt Nam.

Ngoài ra, Alibaba còn gia tăng sở hữu ở Lazada – một công ty thương mại điện tử hoạt động rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam – từ 51% lên 83% trong tháng 6/2017. Lazada hiện là công ty thương mại điện tử lớn nhất ở Việt Nam, kiểm soát gần 30% thị phần mùa sắm trực tuyến tại quốc gia này. Nhờ đó, Alibaba nhanh chóng thâm nhập vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam và mang sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng địa phương thông qua mô hình Doanh nghiệp với Khách hàng (hay còn gọi là B2C).

Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam là một trong những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất trên toàn cầu. Năm 2016, doanh thu từ mảng thương mại điện tử của Việt Nam tăng 23% lên 5 tỷ USD, chiếm 3% tổng doanh thu bán lẻ trong nước. Tốc độ tăng trưởng được ước tính ở mức 25% trong cả năm 2017, và được cho là ​​sẽ tiếp tục tăng trong ba năm tới. Doanh thu hàng năm của thương mại điện tử Việt Nam được dự báo ​​sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020, chiếm 5% tổng doanh thu bán lẻ.

Hơn 90% khoản đầu tư vào các nền tảng thương mại điện tử của Việt Nam đều xuất phát từ nước ngoài, bao gồm từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan tính tới năm 2017. Các ông lớn nổi tiếng trên thị trường bao gồm Lazada, Tiki, Vatgia, Hotdeal, Shopee, Nguyenkim, Adayroi, Thegioididong, Sendo, FPT Shop và Careerlink.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asia Review)

FiLi

Các tin tức khác

>   Hé lộ hợp đồng 'bảo kê' đánh bạc ngàn tỉ của tướng công an (13/03/2018)

>   Phương án mở rộng Tân Sơn Nhất của ADPi 'quên' chuyện thoát nước (13/03/2018)

>   Hoa Kỳ sắp thanh tra thực tế chương trình kiểm soát cá da trơn Việt Nam (13/03/2018)

>   Vẫn chưa thể có nhà đầu tư bán lẻ tầm cỡ (13/03/2018)

>   Luật pháp về cá cược tại Việt Nam (13/03/2018)

>   Nguyễn Văn Dương trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ từng là 'trùm' BOT? (13/03/2018)

>   Bao và túi đóng hàng dệt từ polyetylen của Việt Nam bị đề nghị điều tra chống bán phá giá tại Mỹ (13/03/2018)

>   Hành trình triệt phá đường dây đánh bạc ngàn tỉ (13/03/2018)

>   Tin nóng: MobiFone và AVG bàn bạc 6 giờ đồng hồ để hủy bỏ hợp đồng mua bán cổ phần (13/03/2018)

>   TP HCM không thu phí đậu xe qua đêm dưới lòng đường (12/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật