Thứ Năm, 15/02/2018 09:03

Trạm BOT để xảy ra ùn tắc trong dịp Tết bị phạt nặng, đình chỉ thu phí tới 3 tháng

Quy định này có thể khiến khiến các trạm thu giá BOT không thể vì lợi nhuận mà để xảy ra tắc nghẽn các tuyến đường huyết mạch trong dịp Tết Mậu Tuất này.

 

 

Các trạm thu giá BOT có thể bị phạt nặng nếu để xảy ra ùn tắc trong dịp Tết Mậu Tuất (Ảnh minh hoạ). Ảnh: PV

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nếu các trạm thu giá BOT không thực hiện đúng quy định sẽ bị xử phạt nặng. Theo Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, mức phạt cao nhất đối với trạm thu giá để xảy ra ùn tắc có thể lên đến 70 triệu đồng.

Cụ thể, phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện thu giá đường bộ để xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại khu vực thu giá mà không chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về việc triển khai các giải pháp để khắc phục ùn tắc giao thông. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động thu giá từ 1 - 3 tháng.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng nếu tổ chức vi phạm một trong các hành vi như: Tự ý mở rộng, sắp xếp, thay đổi hoặc bổ sung số làn thu giá không đúng với thiết kế được duyệt; đào lòng, lề đường, vỉa hè khu vực trạm thu giá, kể cả đào hố để chôn cột biển báo, cột lắp đặt tín hiệu hay làm thêm vệt sơn giảm tốc hoặc tạo gờ giảm tốc ảnh hưởng đến độ bằng phẳng, êm thuận của phương tiện đi qua khu vực trạm thu giá mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; không chấp hành việc điều tiết giải tỏa ùn tắc giao thông của người điều khiển giao thông hoặc cơ quan có thẩm quyền mà gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng hoặc gây ra tai nạn giao thông.

Đối với cá nhân, Nghị định cũng phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với thu giá viên bán vé không kịp thời, gây phiền hà đối với người mua vé gây ùn tắc giao thông. Đồng thời, phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng đối với thu giá viên không mặc đồng phục trong khi thực hiện nhiệm vụ; bán vé không kịp thời, gây phiền hà đối với người mua vé; nhận tiền mặt của người sử dụng phương tiện giao thông mà không giao vé; cho phương tiện giao thông (thuộc đối tượng phải mua vé) không có vé đi qua trạm.

Nghị định 46/2016/NĐ-CP tuy ban hành từ nhiều năm và chính thức có hiệu lực từ ngày 1.8.2016 nhưng trong vài năm trở lại đây các trạm thu giá BOT thường xuyên để xảy ra ùn tắc mỗi dịp sát tết. Ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ - cho biết, Tổng cục đã yêu cầu tất cả các trạm thu giá BOT phải mở thông barie nếu có ùn tắc giao thông xảy ra trước trạm, nhằm đảm bảo các phương tiện lưu thông dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2018 được thuận tiện, nhanh chóng, an toàn.

 

T.CHÍ

 

 

 

LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   Bài học đằng sau câu chuyện "trái cây tỉ đô"  (14/02/2018)

>   Thông minh hay hợp xu thế?  (14/02/2018)

>   Xuất khẩu "gạo ngon” tiếp tục chiếm ưu thế (14/02/2018)

>   Thị trường ôtô: Nghịch lý thuế giảm nhưng giá xe vẫn chưa giảm (14/02/2018)

>   Người Việt bỏ 18 triệu USD nhập hoa, cây cảnh trước Tết Nguyên đán (14/02/2018)

>   Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 41 của Hội đồng Quản trị IFAD (14/02/2018)

>   Uber, Grab: Rồi cũng “tát nước theo mưa”? (14/02/2018)

>   Chính phủ ‘hành động’ và niềm tin của khu vực tư nhân (13/02/2018)

>   Vốn FDI 2018: Kỳ vọng những dự án tỷ đô làm thật (13/02/2018)

>   Dự báo tăng trưởng dương xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh (15/02/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật