Những doanh nghiệp niêm yết lập kỷ lục kinh doanh
Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2017. Trong điều kiện đó nhiều doanh nghiệp đã ghi dấu ấn với kết quả lợi nhuận lập kỷ lục qua nhiều năm hoạt động.
Vinamilk cán mốc lãi hơn 10,000 tỷ đồng
Kết thúc năm 2017, Vinamilk (HOSE: VNM) ghi nhận 51,041 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 9% so mức 46,794 tỷ đồng của năm trước. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 10,295 tỷ đồng, tăng 10% so năm trước. Đây là con số lợi nhuận kỷ lục của VNM từ trước đến nay.
Cổ phiếu VNM thuộc nhóm cổ phiếu tăng mạnh trong năm 2017. So với giá đầu năm ở mức 130,000 đồng/cp, cuối năm 2017, giá cổ phiếu VNM đã tăng gần 50% lên mức trên 190,000 đồng/cp. Thanh khoản của cổ phiếu VNM cao, khối lượng giao dịch bình quân trong năm qua đạt trên 770,000 cp/phiên.
Lãi ròng của VNM trong 10 năm qua
Đvt: Tỷ đồng
|
MWG và FPT xứng danh ông lớn ngành bán lẻ
Đầu tư Thế Giới Di Động (HOSE: MWG) vẫn đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua. Kết quả kinh doan năm 2017, MWG ghi nhận khoản lợi nhuận ròng lên tới trên 2,206 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng tới 40% so với năm 2016. So với hồi năm 2009, tới năm 2017 lợi nhuận sau thuế của MWG đã tăng gấp 20 lần.
Trong năm 2017, giá cổ phiếu MWG cũng tăng trưởng mạnh. Từ mức giá trên 80,000 đồng/cp hồi đầu năm, tới nay giá cổ phiếu MWG đã ở mức trên 120,000 đồng/cp.
Lãi ròng của MWG trong 10 năm qua
Đvt: Tỷ đồng
|
Về phía FPT (HOSE: FPT), hoạt động kinh doanh đã bứt phá ngoạn mục sau một năm 2016 chững lại. Doanh thu hợp nhất năm 2017 của FPT đạt 43,845 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2016. Lợi nhuận ròng của FPT cũng tăng 47% khi đạt 2,927 tỷ đồng. Thị trường nước ngoài của FPT ghi nhận kết quả khả quan với 7,199 tỷ đồng doanh thu, tăng 18% và 1,207 tỷ đồng LNTT, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước.
Lãi ròng của FPT trong 10 năm qua
Đvt: Tỷ đồng
|
Khối chứng khoán có một năm bùng nổ
Cùng với sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán, khối các công ty chứng khoán cũng đã có một năm kinh doanh đầy bứt phá.
Năm 2017, lợi nhuận của CTCK Sài Gòn – Hà Nội (HNX: SHS) bứt phá mạnh mẽ so với những năm trước đó. Với kết quả lợi nhuận sau thuế hơn 380 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần năm trước, SHS đã xác lập kỷ lục lợi nhuận cao nhất kể từ ngày mới thành lập.
Trên sàn, cổ phiếu SHS được nhà đầu tư quan tâm rất lớn với khối lượng giao dịch bình quân trong năm vừa qua ở mức 1.5 triệu cp/phiên. Năm vừa, cổ phiếu SHS đã tăng giá hơn 300%, từ mức 4,299 đồng/cp lên trên mốc 20,500 đồng/cp.
Lãi ròng của SHS trong 10 năm qua
Đvt: Tỷ đồng
|
CTCK Sài Gòn (HOSE: SSI) cũng không hề kém cạnh. Với lũy kế cả năm 2017, tổng doanh thu ở mức 3,043 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2017 trong đó, riêng doanh thu hoạt động chiếm hơn 2,898 tỷ đồng, tăng 18%. Mảng môi giới mang về cho SSI 780 tỷ đồng, hai mảng tự doanh và cho vay lần lượt đạt 668 tỷ và 520 tỷ đồng. Kết quả lợi nhuận ròng của SSI trong năm 2017 cũng cán mốc ngàn tỷ với 1,162 tỷ đồng, tăng 23%.
Lãi ròng của SSI trong 10 năm qua
Đvt: Tỷ đồng
|
Một CTCK nữa cũng gặt hái được quả ngọt trong năm 2017 đó là CTCK Kỹ thương (TCBS). Doanh thu năm 2017 của TCBS đạt 1,084 tỷ đồng, tăng trưởng 31% so năm 2016. Trong số các mảng kinh doanh, mảng Sản phẩm đầu tư cá nhân tăng trưởng mạnh 81% đạt 588 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí hoạt động và quản lý đều giảm mạnh so với năm 2016. Kết quả, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng tới 52% đạt mức trên 729 tỷ đồng, kỷ lục lợi nhuận kể từ khi Công ty thành lập tới nay.
Lãi ròng của TBCS trong 10 năm qua
Đvt: Tỷ đồng
|
Xây dựng và bất động sản thắng lớn
Đầu tiên, phải kế đến Nam Long (HOSE: NLG). Cả năm 2017, NLG đạt doanh thu thuần 3,161 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với năm 2016. Doanh thu chủ yếu đến từ bán đất, nhà phố, biệt thự và căn hộ (gần 2,240 tỷ) và chuyển nhượng dự án (838 tỷ).
Kết quả là NLG đạt lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ năm 2017 hơn 535 tỷ đồng, tăng trưởng 55% so với năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận kỷ lục của NLG trong nhiều năm qua.
Lãi ròng của NLG trong những năm gần đây
Đvt: tỷ đồng
|
Novaland (HOSE: NVL) cũng để lại dấu ấn trong năm 2017. Lũy kế cả năm 2017, NVL đạt doanh thu hơn 11,632 tỷ đồng, tăng trưởng 58% so với năm 2016. Trong cơ cấu doanh thu của NVL, doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản chiếm gần 94% tổng doanh thu, đạt hơn 10,925 tỷ. Tiếp đó là doanh thu từ tư vấn quản lý, phát triển dự án và tư vấn bán hàng hơn 573 tỷ đồng.
Kết quả, lãi ròng hợp nhất cổ đông công ty mẹ NVL đạt hơn 2,033 tỷ đồng trong năm 2017, tăng 22% so với năm 2016. Theo giải trình của NVL, nguyên nhân lợi nhuận tăng là do số lượng bàn giao các sản phẩm hoàn thành năm 2017 cao hơn năm trước.
Lãi ròng của NVL trong những năm gần đây
Đvt: tỷ đồng
|
Một cái tên khác là Địa ốc Xanh (HOSE: DXG) với kết quả 2,873 tỷ đồng doanh thu cả năm 2017, tăng 15% so với năm trước. Lãi ròng đạt 751 tỷ đồng, tăng gần 40% so với năm 2016. Kể từ năm 2014 tới nay, DXG đã bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 73.5%/năm. Tổng nguồn vốn của DXG tính đến 31/12/2017 là hơn 10,285 tỷ đồng, tăng 85% so với đầu năm 2017.
Giá cổ phiếu DXG tăng mạnh trong quý 3/2017, từ mức giá 16,500 đồng, giá của DXG đã leo lên mốc trên 27,000 đồng/cp (chốt phiên 05/02/2018).
Lãi ròng của DXG trong những năm gần đây
Đvt: tỷ đồng
|
Nói tới nhóm xây dựng là phải nhắc đến Coteccons (HOSE: CTD). Hoạt động kinh doanh của CTD bắt đầu tăng trưởng mạnh từ năm 2014 sau nhiều năm tưởng như dậm chân tại chỗ.
Từ con số lợi nhuận ròng 327.4 tỷ đồng năm 2014, tới năm 2017, lợi nhuận ròng của CTD đã ghi nhận con số kỷ lục trên 1,652 tỷ đồng. Tăng trưởng chủ yếu đến từ hoạt động xây dựng khi tổng doanh thu của hoạt động xây dựng trong năm 2017 đạt trên 27,000 tỷ đồng, tăng hơn 35% so với năm trước đó.
Hiện tại, giá cổ phiếu của CTD đang giảm đang có xu hướng giảm sau một năm biến động mạnh. Sau khi đạt mức đỉnh 227,500 đồng/cp, giá cổ phiếu CTD liên tục sụt giảm. Tính tới phiên 06/02, chỉ còn ở mức 175,000 đồng/cp.
Lãi ròng của CTD trong 10 năm gần đây
Đvt: tỷ đồng
|
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Coteccons là Hòa Bình (HOSE: HBC) cũng trải qua 2 năm kinh doanh bứt phá mạnh mẽ. Năm 2016, lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng 579% so với năm trước đó, đạt mức 567 tỷ đồng. Không dừng đà tăng trưởng tại đó. Năm 2017, HBC ghi nhận kết quả lợi nhuận sau thuế đạt gần 860 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2016. Đây cũng là mức lợi nhuận kỷ lục của HBC kể từ năm 2007 tới nay.
Trong năm vừa qua, giá cổ phiếu HBC biến động liên tục. Xu hướng giảm sau khi đạt đỉnh 63,800 đồng/cp không được rõ rệt. Tính tới phiên 05/02/2018, giá cổ phiếu HBC chỉ ở mức 40,200 đồng/cp.
Lãi ròng của HBC trong 10 năm gần đây
Đvt: tỷ đồng
|
Khối ngân hàng cũng thành công rực rỡ
Năm 2017, Vietcombank (HOSE: VCB) đạt mức lãi ròng sau thuế lên tới hơn 9,000 tỷ đồng, tăng trưởng trên 30% so với năm trước. Đây là mức lãi kỷ lục kể từ khi VCB niêm yết trên sàn HOSE năm 2009. Tăng trưởng trong năm nhận được sự đóng góp từ hầu hết các mảng hoạt động kinh doanh, trong đó thu nhập từ lãi thuần năm 2017 lên tới gần 22,000 tỷ đồng, chiếm tới phân nửa tổng thu nhập của VCB.
Mức giá cổ phiếu VCB trong năm cũng tăng vọt từ hồi đầu quý 3/2017, từ dao động xung quanh mức giá 36,000 đồng tới nay mỗi cổ phiếu VCB có giá lên tới trên 60,000 đồng/cp.
Lãi ròng của VCB trong 10 năm gần đây
Đvt: tỷ đồng
|
Không đạt mức lợi nhuận khủng như VCB, nhưng đối với Ngân hàng Quân đội (MB, HOSE: MBB) 2017 là một năm rực rỡ với kết quả lợi nhuận ròng kỷ lục 3,490 tỷ đồng. Kết quả này đã giúp MBB lọt vào nhóm dẫn đầu về lợi nhuận trong các ngân hàng TMCP không có vốn chi phối của Nhà nước.
Lãi ròng của MBB trong 10 năm gần đây
Đvt: tỷ đồng
|
Chí Kiên
FILI
|