Thứ Năm, 08/02/2018 10:00

Mỹ đang làm suy yếu đồng USD?

Các chuyên gia nói rằng mức sụt giảm gần đây của đồng USD ít nhất một phần là do Chính phủ Mỹ. Thậm chí một số người còn cho rằng đó là một chiến dịch cố ý nhằm thúc đẩy nền kinh tế Mỹ, trong khi các đối tác thương mại lớn như châu Âu và Nhật Bản lại phải gánh chịu thiệt hại.

Chính quyền ông Trump đang tham gia vào “một cuộc chiến tranh lạnh về tiền tệ - và họ đang giành phần thắng”, Joachim Fels, Chuyên gia kinh tế tại công ty đầu tư Pimco, phát biểu.

Thay vì là một cuộc xung đột mở, liên quan tới sự can thiệp trực tiếp ở các thị trường tiền tệ, thì những hành động “gây chiến” lại đến dưới dạng lời nói và hành động “bị che giấu”, ông viết trên blog.

“Một tín hiệu ngấm ngầm nhưng rất rõ ràng”

Kinh tế Mỹ đang tăng tưởng tốt, và Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang trên lộ trình nâng lãi suất. Điều đó thường được mong đợi để hỗ trợ cho một đồng USD mạnh.

Nhưng một số nhận định và hành động của Chính phủ Mỹ lại đang khuyến khích nhà đầu tư để làm cho đồng USD yếu hơn. Từ đầu năm ngoái đến cuối tuần trước, đồng USD đã mất gần 13% so với những đồng tiền hàng đầu khác.

Ông Fels đề cập tới những động thái giảm thuế và thúc đẩy chi tiêu của chính quyền ông Trump. Ông Fels cho rằng những động thái này diễn ra vào “sai thời điểm” khi nền kinh tế đang trong hoạt động rất tốt. Các biện pháp đó sẽ làm tăng thêm khối nợ của Chính phủ Mỹ, khiến nhà đầu tư ít háo hức sở hữu các tài sản liên quan tới đồng USD hơn, như trái phiếu Mỹ chẳng hạn.

Những chính sách như thế “đang gửi đi một tín hiệu ngầm nhưng rất rõ ràng đến các thị trường: đồng USD yếu hơn là mục tiêu. Các thị trường đã hiểu tín hiệu đó”, ông Fels viết.

Những bình luận của Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin rằng một đồng USD yếu hơn là tốt hơn cho nước Mỹ vì nó liên quan tới thương mại. Ông Mnuchin sau đó đã cố gắng rút lại những lời của mình, khi nói rằng chúng đã bị lấy ra khỏi ngữ cảnh. Còn Tổng thống Donald Trump đã lặp đi lặp lại rằng ông muốn một đồng USD mạnh.

Tuy nhiên, Arthur Kroeber, Chuyên gia phân tích cấp cao tại công ty nghiên cứu Gavekal, cho rằng các chuyên viên giao dịch tiền tệ nên hoài nghi về những bình luận của ông Trump.

Trong một thư gửi khách hàng hồi tuần trước, ông Kroeber chỉ ra rằng Donald Trump muốn giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với những quốc gia khác. Đồng USD sẽ phải giảm xuống thậm chí là sâu hơn để cắt giảm thâm hụt tài khoản vãng lai, ông nói thêm

“Giờ đây sẽ rất khó cho Washington để giữ đồng USD yếu”, Viraj Patel, Chiến lược gia tiền tệ tại ngân hàng đầu tư ING, viết trong một thông báo gửi khách hàng.

Ông cho rằng “tính chất khó lường” trong những chính sách của ông Trump, đặc biệt là về thương mại, cũng góp phần vào sự sụt giảm của đồng USD.

“Sự bất ổn ngày càng tăng cao”

Năm ngoái, bản thân ông Trump liên tục than phiền rằng đồng USD là quá mạnh, một điều đã khiến một số chuyên gia lên tiếng chỉ trích.

Những lo ngại đó lại bùng lên sau những bình luận của ông Mnuchin.

“Cuộc chiến tiền tệ của ông Trump hiện làm tăng rủi ro cho châu Á”, hãng tin Nikkei của Nhật Bản cảnh báo.

Lợi thế của một đồng nội tệ yếu hơn là nó giúp cho các hàng hóa xuất khẩu của đất nước đó rẻ hơn, qua đó làm gia tăng nhu cầu.

Đồng USD cũng không đang nhận được nhiều sự ủng hộ từ Fed. Lộ trình tăng lãi suất của Ngân hàng trung ương này đã được thực hiện “dần dần” hơn so với những gì mà một số nhà đầu tư mong đợi.

“Không ai muốn một cuộc chiến tranh tiền tệ”

Tuy vậy, không phải tất cả các nhà quan sát thị trường đều đồng ý với ý kiến rằng Chính phủ Mỹ đang cố tình làm cho đồng USD yếu hơn.

Họ chỉ ra rằng đà tăng ở các nền kinh tế châu Âu như Đức và Pháp đã khiến một số nhà đầu tư “lũ lượt kéo sang” đồng Euro thay vì là đồng USD.

Nhà đầu tư đang đặt cược rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ nới lỏng chương trình kích thích thông qua việc mua trái phiếu với quy mô lớn sớm hơn mong đợi. Điều đó sẽ đẩy lợi suất trái phiếu châu Âu lên và làm cho đồng Euro thậm chí còn hấp dẫn hơn.

Ngoài ra, chính quyền ông Trump có thể trở nên lo lắng nếu đồng USD giảm xuống sâu hơn nhiều, Greg McKenna, Chuyên gia phân tích tại công ty giao dịch tiền tệ AxiTrader, cho biết.

Nếu đồng USD trở nên quá yếu, nhà đầu tư sẽ đòi hỏi lãi suất cao hơn để giữ trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ. Điều đó sẽ làm cho “núi” nợ quốc gia của Mỹ thậm chí còn tăng nhanh hơn.

McKenna cũng nói rằng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng trung ương phần lớn đã bỏ chính sách “biến hàng xóm thành ăn mày” (beggar thy neighbor), một chính sách mà làm cho các đối tác thương mại gặp bất lợi hơn – và thay vào đó là có thể cố gắng hợp tác với nhau hơn.

“Không ai muốn một cuộc chiến tranh tiền tệ”, ông nói.

Nhã Thanh (CNNMoney)

FiLi

Các tin tức khác

>   Ngân hàng lớn nhất Australia sẵn sàng nộp phạt gần 300 triệu USD (07/02/2018)

>   Vàng thế giới giảm 3 phiên liên tiếp (07/02/2018)

>   Dầu giảm liền 3 phiên trước dự báo về đà tăng của nguồn cung tại Mỹ (07/02/2018)

>   Vốn đang chảy ồ ạt khỏi các thị trường mới nổi (07/02/2018)

>   Vàng thế giới suy yếu khi đồng USD khởi sắc (06/02/2018)

>   Dầu WTI giảm 2% xuống thấp nhất trong 2 tuần (06/02/2018)

>   Cựu Chủ tịch Fed thừa nhận "thất vọng" vì bị ông Trump thất sủng (05/02/2018)

>   Vàng thế giới giảm hơn 1% tuần qua (03/02/2018)

>   Dầu suy yếu tuần qua khi sản lượng tại Mỹ đạt kỷ lục (03/02/2018)

>   Sony bổ nhiệm CEO mới (02/02/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật