Thứ Bảy, 10/02/2018 14:43

Kiều hối 'hồi sinh', hơn 10 tỷ USD đổ về

Những ngày áp Tết, kênh dẫn vốn ngoại tệ quan trọng là kiều hối 2017 cũng chảy về dồn dập tăng tới 10,7% so với năm 2016. Ước kiều hối đổ về Việt Nam năm 2017 lên tới hơn 10 tỷ USD. Các thị trường chiếm tỷ trọng lớn cho nguồn cung kiều hối về Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc (bao gồm Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao), Hàn Quốc, Nhật Bản.

Ảnh: Như Ý.

Kiều hối 2017 tăng 10,4%

Cuối năm 2017, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, lượng kiều hối chuyển về TPHCM đạt 4,55 tỷ USD trong 11 tháng năm 2017. Theo đó, lượng kiều hối chủ yếu vẫn từ thị trường Mỹ, chiếm 60% và châu Âu gần 20%. Với tốc độ này, kiều hối trong năm 2017 về TPHCM dự kiến đạt khoảng 5,2 tỷ USD, tương đương hoặc cao hơn năm 2016 nhưng giảm hơn so với năm 2015.

Thị trường tiền tệ những ngày sát Tết diễn biến theo chiều hướng giá USD giảm, hoạt động mua vào ngoại tệ khá nhộn nhịp. Theo đó, tại Vietcombank, mức bán ra lùi từ 22.745 VND xuống 22.740 VND. Còn Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giữ trạng thái mua ròng ngoại tệ, thậm chí xuất hiện một số ngày lượng mua vào khá lớn khoảng 400 - 500 triệu USD.

Một nguồn tin từ NHNN tiết lộ, kết thúc tuần khởi đầu tháng 2/2018, dự trữ ngoại hối đã vọt trên ngưỡng 57,5 tỷ USD và có thể còn tiếp tục “phá” kỷ lục trong những ngày tới. Ngoài nguồn cung mạnh đến từ dòng vốn đầu tư nước ngoài và vốn qua thị trường chứng khoán, thì kênh dẫn vốn từ kiều hối cũng có phần khá quan trọng.

Trao đổi với Tiền Phong ngày 8/2, đại diện vụ ngoại hối NHNN chia sẻ: Tình hình hiện rất khả quan, lượng kiều hối năm nay về tăng vọt. Cụ thể, theo thống kê tính đến hết năm 2017, kiều hối đổ về tăng tới 10,4% so với năm 2016. (ước tính lên tới 10 tỷ USD- PV) .

“Hiện kiều hối được chuyển về Việt Nam được thực hiện qua 4 kênh đó là: Qua hệ thống ngân hàng thương mại, qua tổ chức kinh tế, hải quan và bưu điện. Kênh chuyển tiền phố biến nhất là qua hệ thống NHTM với mạng lưới rộng khắp, dịch vụ hiện đại an toàn với các giao dịch giá trị lớn, đạt khoảng 72,6% doanh số kiều hối chuyển về nước (phần còn lại có thể đi qua các kênh chuyển không chính thức). Các thị trường chiếm tỷ trọng lớn cho nguồn cung kiều hối về Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc (bao gồm Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao), Hàn Quốc, Nhật Bản…”, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Vụ trưởng Vụ ngoại hối cho Tiền Phong hay.

Kiều hối “đổ” vào đâu?

Lượng kiều hối về Việt Nam tăng liên tục từ năm 2010 và đạt mức 13,2 tỷ USD năm 2015, song đã giảm 33% vào năm 2016 với mức kiều hối vào Việt Nam chỉ đạt 9 tỷ USD. Báo cáo Di cư và Phát triển của Ngân hàng Thế giới (10/2017) cũng dự báo dòng kiều hối về Việt Nam năm 2017 sẽ giảm 10% do tác động của chính sách lãi suất và nhập cư của Mỹ, trong khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ trong nước thấp 0%.

Tuy nhiên, nếu áp vào con số như bao cáo của NHNN, có thể thấy, thực tế sau 1 năm biến động, nay dòng kiều hối đã “hồi sinh” trở lại. “Thống kê số liệu kiều hối kể từ khi NHNN áp quy định trần lãi suất USD cho thấy lượng kiều hối vẫn tương đối ổn định và tăng mạnh. Dòng vốn kiều hối về Việt Nam trong thời gian qua không bị tác động bởi sự chênh lệch lãi suất USD của Việt Nam và quốc tế cũng như chính sách lãi suất USD của NHNN”, ông Cảnh nói.

Vậy kiều hối những năm tới đây có còn tăng? Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (NCIF) của Bộ Kế hoạch – Đầu tư nhận định: Năm 2018, kiều hối về Việt Nam sẽ gặp nhiều áp lực. Nguyên nhân: Việt Nam đang chịu tác động rõ rệt từ chính sách chống nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính sách nâng lãi suất của FED tới dòng kiều hối vào trong nước, do Mỹ là nước cung cấp kiều hối lớn cho Việt Nam, với tỷ lệ lên đến 60%.

Dẫu vậy, theo đại diện Vụ Ngoại hối NHNN, hiện tiền kiều hối chảy về không chỉ do  người Việt Nam ở Mỹ mà phát sinh những dòng tiền lao động mới từ Trung Đông, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản… “Bản chất một số kênh trong kiều hối chuyển về nhằm hỗ trợ thân nhân và là nguồn thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài chuyển về nước để hỗ trợ gia đình. Bên cạnh một phần để đầu tư…”, đại diện Vụ Ngoại hối NHNN khẳng định.

Cho đến lúc này, kiều hối chảy về đang “đổ” vào đâu? Theo NHNN  chi nhánh TPHCM, kinh tế vĩ mô trong nước thời gian qua ổn định và sức ép tăng tỷ giá do tâm lý thị trường đã không còn nên người nhận kiều hối đã dần chuyển từ ngoại tệ sang nắm giữ VND để hưởng lãi suất, nhất là khi lãi suất tiết kiệm bằng USD hiện đã giảm về mức 0%. Bên cạnh đó, phần lớn kiều hối chuyển về được người dân sử dụng vào sản xuất kinh doanh chứ không cất giữ, chi tiêu hay tập trung vào đầu tư bất động sản, chứng khoán như trước đây.

Theo Vụ Ngoại hối NHNN, năm 2017, sự gia tăng của lao động Việt Nam đi nước ngoài là một trong những nhân tố bảo đảm cho sự ổn định của lượng kiều hối. Bên cạnh đó là sự ổn định của kinh tế vĩ mô trong nước, sự linh hoạt của điều hành chính sách tiền tệ và cơ chế tỷ giá mới cũng tạo môi trường kinh doanh thu hút hấp dẫn kiều hối chuyển về nước hơn. Đại diện vụ ngoại hối lưu ý thêm: Con số thống kê kiều hối của NHNN và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) luôn chênh lệch nhưng theo tỷ lệ thuận (của IMF thường cao hơn vì luôn tính đủ các kênh). Riêng năm 2017 con số tuyệt đối tổng thể của Việt Nam là tăng. 

Khánh Huyền

Tiền Phong

Các tin tức khác

>   'Sốt' bộ tiền lì xì gom may mắn của 28 nước (09/02/2018)

>   Lì xì tân xuân, nhận lộc may mắn với HDBank (09/02/2018)

>   Chủ tịch LienVietPostBank: “Ngậm ngùi, biết ơn, tin tưởng” (09/02/2018)

>   Tiếp tục đề nghị Huyền Như án tù chung thân (09/02/2018)

>   Lần đầu tiên sau hơn nửa năm, lãi suất liên ngân hàng vượt mức 3%/năm (09/02/2018)

>   Cú đúp điều hành tỷ giá USD/VND cận Tết 2018 (08/02/2018)

>   Chưa đầy 5 tháng tại vị, Tổng Giám đốc SeABank Nguyễn Cảnh Vinh bất ngờ từ nhiệm (08/02/2018)

>   Vụ án Huyền Như: Tranh cãi trách nhiệm bồi thường (08/02/2018)

>   VietABank: Kinh doanh lỗ ở nhiều mảng hoạt động nhưng lãi trước thuế 2017 vẫn tăng 40% (08/02/2018)

>   Tại sao Ngân hàng SCB chấm dứt hoạt động hai chi nhánh? (08/02/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật