Thứ Ba, 27/02/2018 17:10

Hapro có gì để Motor N.A Việt Nam muốn làm cổ đông chiến lược?

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt việc lựa chọn và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa Hapro là Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam.

Theo phương án cổ phần hóa, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) sẽ có vốn điều lệ 2,200 tỷ đồng, trong đó IPO gần 76 triệu cp, tương đương 34.51% vốn; bán cho nhà đầu tư chiến lược 143 triệu cp, chiếm 65%; người lao động 791,200 cp. Nhà nước sẽ không nắm giữ cổ phần sau IPO. Với giá chào bán khởi điểm là 12,800 đồng/cp, Hapro dự kiến thu về tối thiểu 971 tỷ đồng từ đợt IPO này nếu diễn ra thành công.

Hapro cho biết, UBND TP Hà Nội hiện đã phê duyệt cho Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam tham gia mua toàn bộ 65% cổ phần Hapro và trở thành cổ đông chiến lược của Hapro. Mức giá chào bán tối thiểu sẽ không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của phiên IPO. Như vậy, mức giá tối thiểu Motor N.A Việt Nam bỏ ra để trở thành cổ đông chiến lược của Hapro vào khoảng 1,830 tỷ đồng.

Motor N.A Việt Nam kinh doanh ở nhiều lĩnh vực liên quan đến phân phối và dịch vụ ô tô, trong đó, thu nhập chính của Công ty đến từ showroom Honda tại Tây Hồ, Hà Nội với diện tích 6,000m2.

Hapro - Kinh doanh thất thường, tồn tại nhiều vấn đề

Hapro hoạt động trên 3 lĩnh vực kinh doanh chính là xuất nhập khẩu, thương mại nội địa và đầu tư phát triển hạ tầng thương mại.

Tại thời điểm cuối năm 2017, Hapro có 10 công ty con, 20 đơn vị thành viên liên kết và 11 công ty góp vốn đầu tư. Trong đó, công ty con gồm Hapro nắm giữ 51.25% vốn tại CTCP Thủy Tạ (vốn 30 tỷ đồng); CTCP Đầu tư TMDV Chợ Bưởi là 62% (vốn 32 tỷ đồng); CTCP Gốm Chu Đậu nắm 51% (vốn 20 tỷ đồng); CTCP Thực phẩm Hà Nội nắm 51.57% (vốn 145 tỷ đồng); CTCP TMDV Tràng Thi nắm 53.33% (vốn 135 tỷ đồng); CTCP Rượu Hapro nắm 54.58% (vốn gần 33 tỷ đồng); CTCP XNK TCMN và DL Thương nhân Hapro nắm 52.5% (vốn 10 tỷ đồng); CTCP Phát triển Siêu thị Hà Nội (83.58% (vốn 61.59 tỷ đồng); CTCP ĐTTM Hapro Đà Nẵng nắm 78.58% (vốn 20 tỷ đồng); CTCP Sự kiện và Ẩm thực Hapro nắm 51% (vốn 10 tỷ đồng). 

Giá trị thực tế tại thời điểm tháng 6/2016 của Hapro là 4,043 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm tới 2,091 tỷ đồng chủ yếu nằm ở khoản mục Phải thu ngắn hạn. Giá trị quyền sử dụng đất ghi nhận gần 326 tỷ đồng. Nợ thực tế phải trả 1,887 tỷ đồng, như vậy tổng giá trị phần vốn Nhà nước tại Hapro là 2,155 tỷ đồng. Cơ sở nhà đất mà Hapro quản lý sử dụng là 114 địa điểm, trong đó 96 địa điểm tại Hà Nội.

Tại thời điểm cuối tháng 6/2017, vay nợ tài chính ngắn hạn của Hapro đã tăng nhẹ lên 1,284 tỷ đồng, trong khi vay nợ dài hạn giảm xuống còn 17 tỷ đồng so mức 163 tỷ đồng của cuối năm 2016.

Đáng chú ý, tại Hapro các tranh chấp pháp lý và các vấn đề khác liên quan đến các địa điểm mạng lưới có tồn tại vướng mắc, tranh chấp và liên quan đến tồn tại tài chính, công nợ chưa được xử lý. Tại thời điểm cuối năm 2017, Hapro có hơn 101 tỷ đồng công nợ khó đòi, hơn 1.28 triệu USD và 83 tỷ đồng công nợ phải thu quá hạn thanh toán, 311 tỷ đồng công nợ phải thu nội bộ của các đơn vị thành viên.

Về hoạt động kinh doanh, Hapro ghi nhận lợi nhuận khá thất thường qua các năm. Nếu như năm 2014 lãi ròng tới 278 tỷ đồng thì sang năm 2015 rớt xuống mức vỏn vẹn gần 22 tỷ đồng. Tình hình khả quan hơn trong năm 2016 khi nhích lên 47 tỷ đồng, nhưng năm 2017 thời điểm cận kề cổ phần hóa thì Hapro báo lãi thấp nhất từ đó tới nay, vỏn vẹn hơn 13 tỷ đồng.

 

Kế hoạch dài hơi của Hapro vẫn không mấy khởi sắc đột biến như trước đó khi mục tiêu đến năm 2020 chỉ lãi 80 tỷ đồng. Nhưng Hapro đang phấn đấu nâng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chiếm 80% tổng doanh thu (5,760 tỷ đồng).

Hoàng Nguyên

Fili

Các tin tức khác

>   CDC: Nghị quyết HĐQT về việc triệu tập ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 (27/02/2018)

>   BCE: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 (27/02/2018)

>   PNC: Giải trình ý kiến kiểm toán tại BCTC HN năm 2017 (27/02/2018)

>   TCO: Nghị quyết HĐQT về nội dung xin ý kiến ĐHĐCĐ và thành lập chi nhánh (27/02/2018)

>   PTC: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền tham dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 (27/02/2018)

>   KDC: Nghị quyết HĐQT về việc quyết định triệu tập ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 (27/02/2018)

>   HSG: Báo cáo thay đổi về sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn (27/02/2018)

>   CCI: Báo cáo tình hình sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ (27/02/2018)

>   CCI: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 và trả cổ tức đợt 2 năm 2017 bằng tiền mặt (27/02/2018)

>   HII: Nghị quyết HĐQT thông qua việc triển khai đợt phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho cán bộ công nhân viên (27/02/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật