Thứ Ba, 30/01/2018 14:44

Sau bao nỗ lực chèo chống, TH1 tiến sát bờ vực hủy niêm yết khi năm 2017 tiếp tục lỗ hơn 142 tỷ đồng

CTCP Xuất Nhập khẩu Tổng hợp 1 Việt Nam (Generalexim, HNX: TH1) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2017 với khoản lỗ ròng hơn 142 tỷ đồng, đánh dấu năm thứ 3 thua lỗ liên tiếp.

Nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc cận kề

Cụ thể, theo báo cáo của TH1, năm 2017 Công ty đạt 206.5 tỷ đồng doanh thu, tương đương thực hiện được một phần ba chỉ tiêu đặt ra, đồng thời giảm 33% so với năm 2016.

Tuy nhiên, áp lực chi phí vẫn nặng nề khiến Công ty ghi nhận lỗ hơn 142 tỷ đồng, trong khi ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 đặt mục tiêu chỉ lỗ hơn 10 tỷ đồng trong năm. So với mức lỗ gần 134 tỷ đồng của năm 2016, số lỗ này còn lớn hơn tương đối. Trước đó nữa, năm 2015 Công ty cũng lỗ trên 134 tỷ đồng.

Đây là năm báo lỗ thứ 3 liên tiếp của TH1, như vậy hiện Công ty đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc.

Sau bao nỗ lực chèo chống, TH1 tiến sát bờ vực hủy niêm yết khi năm 2017 tiếp tục lỗ hơn 142 tỷ đồng.

* TH1: Cơ hội nào để tái sinh?

* VietinBank bán khoản nợ 74 tỷ đồng tại TH1

Trước đó, các cổ đông TH1 đều biết rằng bài toán lớn nhất của Công ty là làm sao để có thể thu hồi được công nợ đã kéo dài, trả nợ vay ngân hàng đã quá hạn thanh toán nhằm giảm được chi phí lãi vay quá lớn.

Thực tế thì từ lúc bắt đầu nhiệm kỳ mới (2016-2021), Ban lãnh đạo mới của TH1 đã ra các quyết định thay đổi về mặt cơ cấu tổ chức theo hướng gọn nhẹ, hợp nhất 6 phòng xuất nhập khẩu thành 1 phòng.

Năm 2017, TH1 đưa ra kế hoạch kim ngạch xuất khẩu (tiêu, gạo, điều và cao su) khoảng 23.5 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu (máy móc thiết bị) khoảng 4 triệu USD, tỷ suất lợi nhuận 1.5% doanh thu. Các phương thức được TH1 áp dụng từ đầu năm 2017 là mua bán ngay, thanh toán và giao hàng nhằm tránh rủi ro biến động giá.

Những tưởng nỗ lực tái cấu trúc của TH1 bước đầu có hiệu quả, khi mà kết quả 9 tháng đầu năm 2017 của Công ty dù lỗ 5 tỷ đồng, nhưng so với con số kế hoạch lỗ hơn 10 tỷ đồng đã là một sự cố gắng, đặc biệt khi so với mức lỗ hơn 134 tỷ đồng năm 2015 và 2016.

Tuy nhiên, kết quả cuối năm 2017 thật sự khiến nhà đầu tư thất vọng!

Kế hoạch 2018 có lãi 10.73 tỷ đồng có khả thi?

Mặc dù vậy, Ban lãnh đạo Công ty vẫn kỳ vọng thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2018 với mục tiêu tổng doanh thu ước đạt 418.73 tỷ đồng, hơn gấp đôi doanh thu đạt được năm 2017, đồng thời lãi sau thuế khoảng 10.73 tỷ đồng.

Được biết, ngày 22/2/2018 tới đây, TH1 sẽ chốt danh sách cổ đông để tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2018. Theo kế hoạch, Đại hội diễn ra vào ngày 09/03/2018 tại tòa nhà 46 Ngô Quyền, Hà Nội. Trong đó đáng chú ý, Đại hội sẽ có nội dung bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Về TH1, đây là công ty do ông Trần Anh Vương - một nhân vật khá đình đám trên sóng Shark Tank Việt Nam thời gian gầy đây - làm Chủ tịch HĐQT. Cùng với đó, Shark Vương còn là lãnh đạo nhiều công ty khác như là Tổng Giám đốc của Sam Holdings, Chủ tịch của Công ty Đầu tư BVG, Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội và là Phó Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam.

Trên thị trường, giá cổ phiếu TH1 đang rớt sâu về vùng đáy, hiện giao dịch quanh mức 5,000 đồng/cp (30/01/2018).

Biến động cổ phiếu TH1 một năm qua

Tri Túc

Fili

Các tin tức khác

>   L14: Báo cáo quản trị công ty năm 2017 (30/01/2018)

>   GKM: Báo cáo quản trị công ty năm 2017 (30/01/2018)

>   LGC: BCTC Hợp nhất quý 4 năm 2017 (30/01/2018)

>   LGC: BCTC quý 4 năm 2017 (30/01/2018)

>   VRE: Lãi ròng hợp nhất 2017 đạt 2,016 tỷ đồng (30/01/2018)

>   ITD: BCTC quý 4 năm 2017 (30/01/2018)

>   ITD: BCTC Hợp nhất quý 4 năm 2017 (30/01/2018)

>   Áp lực giá vốn, BMP lãi cả năm 583 tỷ đồng, bằng 86% kế hoạch (30/01/2018)

>   FPT: Lãi ròng cả năm tăng 47% khi đạt 2,927 tỷ đồng (30/01/2018)

>   HU1: BCTC quý 4 năm 2017 (30/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật