Thứ Năm, 04/01/2018 08:33

Những cổ phiếu sẽ “xông đất” thị trường trong tuần đầu năm 2018 có gì hấp dẫn?

Theo thống kê của Vietstock, có 13 doanh nghiệp sẽ chào sàn trong tuần giao dịch đầu năm 2018 (02-05/01), trong đó có 2 đơn vị gia nhập sàn HOSE và 11 doanh nghiệp còn lại hướng đến UPCoM.

Hai cái tên nhắm đến HOSE cũng không quá xa lạ là Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM với mã giao dịch HDB và CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco, mã AST.

Số lượng doanh nghiệp sẽ chào sàn trong tuần đầu tiên (02-05/01) của năm 2018

Gây chú ý nhất có lẽ là 981 triệu cổ phiếu HDB của Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) sẽ lên HOSE vào ngày 05/01/2018 tới, giá tham chiếu 33,000 đồng/cp.

Trước đó, HDBank đã thành công trong việc chào bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài với giá 32,000 đồng/cp. Tổng cộng có đến 76 nhà đầu tư nước ngoài tham gia có lượng đặt mua gấp 3 lần. Như vậy, để sở hữu 21.5% vốn tại HDBank, khối ngoại đã rút hầu bao hơn 6,800 tỷ đồng (khoảng 300 triệu USD).

Đồng thời, HDBank cũng vừa hoàn tất phát hành riêng lẻ thành công 98 triệu cp (12% vốn) cho cổ đông hiện hữu nhằm nâng vốn điều lệ lên gần 9,810 tỷ đồng. Số tiền thặng dư vốn cổ phần thu về từ đợt phát hành gần 2,100 tỷ đồng.

Những con số trên báo cáo tài chính trước thềm chào sàn cũng lạc quan khi quý 3/2017 mới đây được HDBank ghi nhận là quý đầu tiên đạt lợi nhuận trước thuế vượt mốc ngàn tỷ đồng, gấp 7 lần so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này giúp HDBank đạt lãi trước thuế lũy kế 9 tháng hơn 1,900 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ (650 tỷ đồng) và vượt 47% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco (Taseco Airs, AST) có vốn điều lệ 360 tỷ đồng, trong đó, CTCP Dịch vụ Hàng không Thăng Long nắm giữ 60% vốn. Taseco Airs dự kiến sẽ chính thức được giao dịch 36 triệu cp trên sàn HOSE vào ngày 04/01/2018 với giá tham chiếu 45,000 đồng/cp, tương đương vốn hóa 1,620 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh chủ yếu là mảng nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; kinh doanh hàng miễn thuế, bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, các cửa hàng chuyên doanh;… Taseco Airs cũng đạt những kết quả kinh doanh vượt trội làm bàn đạp để bước lên sàn HOSE. Cụ thể 9 tháng đầu năm 2017, doanh thu thuần của Taseco Airs đạt 480 tỷ đồng, tăng trưởng 139% và lợi nhuận sau thuế đạt 110 tỷ đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ năm 2016. Với kết quả này, Taseco Airs đã thực hiện được 81% kế hoạch cả năm về doanh thu và 93% về lợi nhuận.

Dẫu vậy, kế hoạch cho 2 năm sau khi lên sàn của Taseco Airs lại khá thận trọng với lợi nhuận sau thuế chỉ tăng từ 5-9%, với 156 tỷ đồng trong năm 2018 và 170 tỷ đồng năm 2019.

Ngôi nhà UPCoM đón nhiều sắc thái mới

Có thể thấy trong năm 2017, nhiều Tập đoàn hoặc Tổng Công ty thường chọn UPCoM là nơi “trao thân” như Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT), Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIG), Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam – CTCP (LLM), và không ngoại lệ khi ngay đầu năm 2018 đã có Tổng Công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam – CTCP với 58 triệu cp sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM từ ngày 05/01/2018 với giá tham chiếu 10,500 đồng/cp, mã giao dịch VIW.

Bộ máy sản xuất kinh doanh của đơn vị này hiện có 11 công ty con và 7 công ty liên kết với lĩnh vực chính của Tổng Công ty là thi công xây lắp các công trình nước. Kế hoạch cho năm 2017 với mức doanh thu hơn 2,677 tỷ đồng và 45 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Song, 9 tháng trôi qua có thể nhận thấy con số kế hoạch khó hiện thực hóa khi doanh thu thuần hiện chỉ 777 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 2.7 tỷ đồng.

Giải trình cho những sự sụt giảm này, ban lãnh đạo cho biết nguồn thu chính là các công trình lớn đều không đạt kế hoạch và mảng bất động sản cũng khó khăn về thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, bộ máy lớn của Công ty cũng là một yếu điểm khi các khoản đầu tư vào công ty con và liên kết vướng nhiều vấn đề chưa giải quyết cũng như còn nhiều khoản công nợ không rõ ràng còn tồn đọng.

05/01 cũng là ngày giao dịch chính thức của CTCP Chuyển phát nhanh Bưu điện (EMS) hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế; dịch vụ vận chuyển, giao nhận hàng hóa, kho vận;… EMS có vốn điều lệ 91.6 tỷ đồng và hiện Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam nắm chi phối lớn nhất với 70% vốn cổ phần.

Nếu như năm 2016, doanh thu đạt được chỉ dừng ở mức 930 tỷ đồng thì sang 2017, EMS hướng tới 1,165 tỷ đồng doanh thu thuần. Và lãi trước thuế dự đạt 50 tỷ đồng, tăng 33% so với 38 tỷ đồng của năm 2016. EMS cũng có cung cấp thêm kết quả 11 tháng hiện đã đạt được 1,115 tỷ đồng doanh thu (95.7% kế hoạch) và 50.1 tỷ đồng lãi trước thuế (vượt 1.6% kế hoạch).

Không những thế, EMS còn có kế hoạch xa hơn đến năm 2020, con số mục tiêu là 4,375 tỷ đồng tổng doanh thu và 81 tỷ đồng lãi trước thuế.

CTCP Chứng khoán Đà Nẵng (DSC) sau diễn biến mới trong năm 2017 là chính thức thuộc về Việt Nam Equity với sở hữu 63.8% vốn thì nay cũng đã có quyết đinh sẽ lên sàn UPCoM trong ngày 05/01 tới.

Được biết, sau khi công bố dự định tìm đối tác sáp nhập từ giữa 2016 thì mãi đến tháng 7/2017, các vị lãnh đạo đồng loạt chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho Việt Nam Equity.

CTCP Việt Nam Equity có vốn điều lệ 37.2 tỷ đồng, đang hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ dịch vụ tài chính, hoạt động tư vấn quản lý.

DSC có vốn điều lệ 60 tỷ đồng được cấp phép hoạt động năm 2006. DSC từng trải qua một năm 2016 khá khó khăn với doanh thu giảm mạnh 46% còn 4.7 tỷ đồng vì hoạt động môi giới và tư vấn không thuận lợi. Cộng với gánh nặng từ dự phòng lỗ các khoản cho vay 4.6 tỷ đồng, DSC phải ghi nhận 3 tỷ đồng lỗ ròng (cùng kỳ đạt 6 tỷ đồng).

Sang năm 2017 với kế hoạch kinh doanh 13.5 tỷ đồng doanh thu và 4.2 tỷ đồng lãi ròng, khả năng hoàn thành con số chỉ tiêu khá thấp khi doanh thu 6 tháng đầu năm chỉ mới 3 tỷ đồng còn lợi nhuận ròng vẫn chưa đạt nổi 1 tỷ đồng với 929 triệu đồng.

Song, DSC vẫn tự tin đề kế hoạch sau khi lên sàn năm 2018 sẽ đạt doanh thu 16.2 tỷ đồng và 12 tỷ đồng lợi nhuận ròng. Công ty cho biết sẽ thực hiện cơ cấu lại toàn bộ bộ máy quản lý với nhân sự mới đến từ công ty mẹ Việt Nam Equity, đồng thời tận dụng nguồn khách hàng từ đây để triển khai nhiều sản phẩm tư vấn cũng như giao dịch tại DSC.

Lĩnh vực xây dựng dân dụng và bất động sản có 3 doanh nghiệp sẽ lên giao dịch sàn UPCoM trong ngày 05/01/2018 tới là CTCP Quản lý và Xây dựng giao thông Lạng Sơn (QLD), CTCP Đầu tư và Xây lắp Thành An 386 (TA3), CTCP Đầu tư Đức Trung (DTI). Trong đó, QLD và TA3 hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, công trình hạ tầng giao thông, thủy điện, nhiệt điện với vốn điều lệ lần lượt là 12 tỷ và 23 tỷ đồng. Còn DTI chủ yếu kinh doanh bất động sản với vốn điều lệ lớn hơn 111 tỷ đồng. DTI hiện đang kinh doanh cho thuê tòa nhà văn phòng DTC tại quận Tân Bình, TPHCM và khách sạn DTC Phú Quốc với tổng diện tích gần 2,000 m2 dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong quý 3/2018.

Các doanh nghiệp sẽ chào sàn trong tuần đầu tiên (02-05/01) của năm 2018

Trí Nhiên

FILI

Các tin tức khác

>   AST: Bài giới thiệu niêm yết (03/01/2018)

>   HDB: Bài giới thiệu niêm yết (03/01/2018)

>   TEG: Quyết định niêm yết cổ phiếu lần đầu (03/01/2018)

>   Lợi nhuận 2017 gấp đôi năm trước, HDBank tạo cú hích trước niêm yết với kế hoạch chia cổ tức 25-30% (03/01/2018)

>   MWG: Thông báo niêm yết và giao dịch cổ phiếu thay đổi niêm yết (03/01/2018)

>   SGR: Thông báo về việc niêm yết và ngày giao dịch đầu tiên trên HSX (03/01/2018)

>   FPTS: Thông báo thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành (03/01/2018)

>   APF: Thông báo chấp thuận đăng ký giao dịch bổ sung 2,178,711 cổ phiếu (02/01/2018)

>   SHN: Thông báo chấp thuận niêm yết bổ sung 5,877,659 cổ phiếu (02/01/2018)

>   HOSE: Thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản Hồng Hà Sơn La (03/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật