Nhà đầu tư nội - ngoại đều sợ nhất rủi ro chính sách
Ba mươi năm sau, kể từ mốc 1987 Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mong muốn gì ở môi trường kinh doanh tại Việt Nam?
GS TS Nguyễn Mại chia sẻ, tại thời điểm đó được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là thông thoáng và hấp dẫn.
Ba mươi năm sau, kể từ mốc 1987 Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mong muốn gì ở môi trường kinh doanh tại Việt Nam?
GS TS Nguyễn Mại chia sẻ, tại thời điểm đó được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là thông thoáng và hấp dẫn.
|
Còn nhiều khoảng trống
Sau ba mươi năm (1987-2017) với 3 lần sửa đổi, khi thì theo xu hướng mở ra tốt hơn, khi thì thắt, đến năm 2005, Luật Đầu tư áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài lẫn trong nước.
Kết quả khá nhất quán trong chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam đã đưa FDI thành một một chủ thể kinh tế rất quan trọng đối với Việt Nam, với các con số rất có ý nghĩa không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả trong các lĩnh vực chính trị - xã hội khác. Cùng với việc thu hút FDI ấn tượng trên bản đồ FDI quốc tế, việc gia nhập, ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương… đang đưa Việt Nam thành một trong những quốc gia có tốc độ mở về hội nhập kinh tế vào loại nhanh của khu vực và quốc tế.
Các nhà đầu tư Hoa Kỳ, một mặt, đánh giá tốt những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây nhằm tạo môi trường thu hút FDI. Mặt khác họ băn khoăn vì những khoản đầu tư đã không thực hiện được do những thách thức trong việc đối phó với tham nhũng, việc cấp phép khó khăn, môi trường pháp lý tất phức tạp như nhận xét của ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Những đề xuất hợp lý
Ba đề xuất tiếp theo mà Hiệp hội này mong muốn đó là: thứ nhất, cần phải thi hành pháp luật theo nguyên tắc công bằng và bình đẳng, bởi đã có hiện tượng đối xử không công bằng giữa các thành phần kinh tế, gây khó khăn cho hoạt động của các FDI mà nguyên nhân là do tham nhũng, bảo hộ, thuế, hay đôi khi, có sự can thiệp vào thị trường, “sắp xếp cuộc chơi” theo kiểu kẻ thắng người thua mà không theo kết quả cạnh tranh. Thứ hai, Chính phủ cần tiếp tục tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn, minh bạch và ổn định hơn. Thứ ba, chính sách cần ổn định tương đối dài để cho các nhà đầu tư còn chủ động ứng phó, hạn chế phần nào ba rủi ro chính sách: thay đổi thường xuyên, thay đổi đột ngột, thay đổi bất hồi tố làm bất lợi cho các doanh nghiệp đã đầu tư trước đó vốn đã tính toán kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư. Đây không chỉ là băn khoăn của các nhà đầu tư FDI mà còn là của các nhà đầu tư, chuyên gia trong nước.
Nhìn từ một góc độ tổng thể, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì định hướng chủ yếu cho năm 2018 và các năm sau đó nói chung và cho cả doanh nghiệp FDI nói riêng là tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng tự do, thuận lợi, an toàn, giảm chi phí...
Chính phủ cũng đã đề ra phương châm hành động cho năm 2018 gồm 10 chữ vàng: “ kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” với rất nhiều chương trình họat động, trong đó có những nội dung, nếu thực hiện tốt sẽ giải tỏa được các băn khoăn của các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam, hạn chế được các rủi ro chính sách.
Huỳnh Trần
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP
|