Thứ Hai, 22/01/2018 20:50

Dòng tiền lại bị hút về món ngon quen thuộc: Đầu cơ

Tuần giao dịch từ ngày 15-19/01/2018 diễn ra với áp lực thoát hàng, lúc này diễn biến thanh khoản lại sôi động hơn hẳn tại nhóm cổ phiếu đầu cơ và bất động sản.

CHUYỂN ĐỘNG DÒNG TIỀN TUẦN 15-19/01/2018

Áp lực chốt lời tăng khiến chỉ số thị trường trồi sụt bất ổn, nhưng cuối cùng sau 5 phiên giằng co tâm lý bán mua của tuần 15-19/01 thì sắc xanh vẫn trụ lại. Cụ thể, VN-Index kết thúc tuần tăng 1.14% đứng tại 1,062.07 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần tăng 1.35% đang dừng ở 122.39 điểm.

Dẫu vậy, thanh khoản trên cả hai sàn lại đồng loạt sụt giảm với khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 276.4 triệu đơn vị/phiên sụt giảm 6.47% so với tuần giao dịch trước; trong khi trên sàn HNX đạt 71.4 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 20.61%.

Sàn giao dịch HOSE ghi nhận 7 cổ phiếu có lực tăng hơn 100%, trong đó 200% lại là hai cái tên rất quen thuộc, HAIAMD.

Dù không có bất kỳ câu chuyện nào được công bố, nhưng HAI bất ngờ tăng thanh khoản, nếu như trước đó giao dịch với khối lượng trung bình chỉ 3.1 triệu cp/phiên thì tuần 15-19/01 bỗng tiến gần 11.8 triệu cp/phiên, như vậy mức tăng ghi nhận gần 275%. Song diễn biến giá lại không được mấy thuận lợi khi giảm 6.5%, hiện giao dịch tại 6,900 đồng/cp.

Tương tự với cổ phiếu AMD, lượng giao dịch trung bình từ mức 1.9 triệu cp lên hơn 5.7 triệu cp/phiên, tăng hơn 201%. Sự đột biến bắt đầu xuất hiện sau thông tin Chứng khoán Artex đăng ký mua vào 3 triệu cp AMD (tương ứng 4.62% vốn), không chỉ khiến khối lượng giao dịch bứt phá lên gần 9.8 triệu cp trong phiên ngày 16/01 mà còn phản ứng tích cực với sắc tím kịch trần. Đáng nói là giới đầu tư lại có động thái thoát hàng ngay sau đó khiến cổ phiếu AMD đảo chiều “lau” sàn và tổng thể 5 phiên giao dịch từ 15-19/01 ghi nhận giảm hơn 11.2%.

Không chỉ đầu cơ, dòng tiền còn mặn mà với loạt cổ phiếu xây dựng - bất động sản. CTIKDH lần lượt tăng 163% và 119%, với khối lượng trung bình của CTI đạt gần 575,000 đơn vị/phiên và KDH là hơn 530,000 đơn vị/phiên. Về diễn biến giá, nếu như KDH chỉ tăng 5.5% thì cổ phiếu CTI lại tăng đến 12.5% từ 33,000 đồng lên 37,000 đồng/cp. Bên cạnh đó còn có hai cái tên lớn là ROSSAM ghi nhận lực tăng khiêm tốn chỉ 53-54%, thanh khoản trung bình lần lượt đạt 1.9 triệu cp/phiên và 1.5 triệu cp/phiên, diễn biến giá nhìn chung cũng nhích nhẹ khoảng 1-2%.

Mặt khác, tuy cũng thuộc nhóm bất động sản và đón nhận dòng tiền tích cực hơn nhưng giá của TDHCTD lại giảm. Cụ thể, cổ phiếu TDH có giá giảm khoảng 2.3% với khối lượng tăng 41% lên gần 1.5 triệu cp/phiên; còn CTD có thanh khoản tăng 30% nhưng giá thì giảm 4.5% giao dịch tại 211,000 đồng/cp.

Đáng nói là, hầu hết những cổ phiếu bất động sản có thanh khoản tăng được đề cập trên đều vẫn chưa công bố các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh năm. Riêng CTD, BCTC hợp nhất 2017 đã được hé lộ với doanh thu đạt 27,153 tỷ, tăng hơn 23% so với thực hiện năm 2016. Lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 1,653 tỷ đồng, tăng hơn 16%. So với kế hoạch là 27,000 tỷ đồng và 1,750 tỷ đồng lãi ròng, CTD vượt nhẹ chỉ tiêu doanh thu song chỉ mới thực hiện được 94% chỉ tiêu lãi ròng.

Cổ phiếu HAG trong tuần qua cũng gây chú ý với nhà đầu tư khi thanh khoản từ 5 triệu cp/phiên tăng hơn 157% lên hơn 13 triệu cp/phiên, trong đó phiên ngày 16/01 với khối lượng giao dịch lớn nhất gần 24 triệu cp, cộng với đó là lực tăng giá khoảng 6.8%.

Thực chất, HAG đã xin tạm hoãn công bố báo cáo tài chính hợp nhất vì phải tập hợp các số liệu của nhiều công ty con và liên kết tại nước ngoài. Do đó, khả năng câu chuyện tác động đến sự đột biến thanh khoản này là động thái đăng ký gom hàng của lãnh đạo. Cụ thể, Phó Tổng giám đốc Hồ Thị Kim Chi muốn mua vào 1 triệu cp đều đầu tư dài hạn trong khoảng thời gian từ 17/01-15/02. Không chỉ lãnh đạo của HAG, bà Võ Thị Mỹ Hạnh - Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT của HNG cũng vừa đăng ký mua 1 triệu cp này với khung thời gian dự kiến giao dịch và mục đích tương tự giao dịch đăng ký của bà Chi. 

Trong khi 2 cổ phiếu có tiếng trong nhóm đầu cơ tăng thanh khoản thì NVT lại lọt vào nhóm giảm từ 1.7 triệu cp về còn 414,000 cp/phiên, tương ứng giảm hơn 76%. Trong khi đó, thông tin được công bố mới nhất lại khá tích cực liên quan đến việc hoàn tất thanh toán toàn bộ nợ trái phiếu với tổng giá trị khi phát hành là 230 tỷ đồng. Đồng thời, NVT cũng cập nhật thêm về tình hình dự án Six Senses Ninh Vân Bay đang vận hành ổn định và dự án Khu du lịch sinh thái Cồn Bắp thì đang được đầu tư triển khai.

Sàn giao dịch HNX cũng không có nhiều yếu tố tăng trưởng thanh khoản ấn tượng khi chỉ có duy nhất một mã cổ phiếu là DST tăng hơn 100%. Đáng nói là dù DST tăng khối lượng khớp lệnh hơn 161% từ 1.3 triệu cp lên 3.4 triệu cp, nhưng mặt bằng giá trong 5 phiên giao dịch thì đã có 4 phiên “lau” sàn, giảm hơn 18.3% còn 5,800 đồng/cp. Động thái bán tháo này lại diễn ra mạnh mẽ dù không có bất kỳ thông tin nào được công bố thời gian gần đây.

Nhóm cổ phiếu đầu cơ tại sàn giao dịch này cũng có những tín hiệu thu hút dòng tiền, thanh khoản tại SVN nhích khoảng 1.3%, HKBACM lần lượt ghi nhận tăng 27% và 40%.

Top 20 cổ phiếu sàn HOSE tăng/giảm thanh khoản trong tuần giao dịch
từ 15-19/01/2018
Top 20 cổ phiếu sàn HNX tăng/giảm thanh khoản trong tuần giao dịch
từ 15-19/01/2018

Phúc Mai

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 23/01: Đề cao sự thận trọng (22/01/2018)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 23/01 (23/01/2018)

>   HOSE xử lý sự cố chiều 22/1: Có thể dùng giá chốt khớp lệnh liên tục làm giá đóng cửa (22/01/2018)

>   Lần đầu tiên VN-Index không xác định được giá đóng cửa (22/01/2018)

>   Ngày 23/01/2018: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (23/01/2018)

>   Chủ tịch UBCKNN: Dự kiến nâng mức ký quỹ lên 60% từ ngày 01/03 (22/01/2018)

>   Carlsberg có thể phải trả theo giá thị trường để mua cổ phần tại Habeco (22/01/2018)

>   2017 mua ròng hơn 1.2 tỷ USD, khối ngoại hứa hẹn tiếp tục đổ hàng tỷ USD vào TTCK Việt Nam năm 2018 (22/01/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 22/01: “Phiên ATC dài nhất trong lịch sử” (22/01/2018)

>   Lỗ khủng, cổ phiếu Hùng Vương vào diện kiểm soát (20/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật