Cổ phiếu ngành đường hồi phục ấn tượng
Cùng với xu hướng tăng trưởng tích cực của TTCK trong thời gian gần đây, giá cổ phiếu nhiều lĩnh vực được cải thiện đáng kể. Đáng chú ý với, các mã chứng khoán thuộc lĩnh vực mía đường đã có chuỗi tăng giá ấn tượng, giúp giảm áp lực cạnh tranh lên hoạt động doanh nghiệp lĩnh vực ngành mía đường của Việt Nam, tác động tích cực lên cổ phiếu của một số doanh nghiệp ngành đường đang niêm yết trên sàn.
* Hội nhập ATIGA, ngành mía đường vẫn có thể hưởng lợi khi nhà nhà kêu khó
Lo cạnh tranh bằng cách chuẩn bị tốt
Thực tế cho thấy, năm 2017 trước lo ngại hội nhập ATIGA vào tháng 01/2018, khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành lo ngại. Giá cổ phiếu của một số công ty mía đường liên tục giảm mà nguyên nhân được đánh giá là do các nhà đầu tư nhìn thấy những khó khăn của ngành mía đường trong nước trước thông tin thuế nhập khẩu đường trong nội khối ASEAN sẽ về 0% từ đầu năm 2018. Giá đường trong nước sẽ khó cạnh tranh được với hàng ngoại nhập, lượng đường từ các quốc gia ASEAN mà trực tiếp là Thái Lan sẽ tạo ra những sức ép không nhỏ đối với hoạt động của ngành mía đường Việt Nam.
Tuy nhiên, trước vấn đề hội nhập ATIGA, ngành mía đường vẫn có thể hưởng lợi nếu doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị tốt. Nhưng để chuẩn bị cho việc thực thi này, thời gian qua các doanh nghiệp mía đường chưa thực sự nỗ lực và quyết liệt hội nhập. Việc tái cơ cấu của các nhà máy còn chậm. Mới chỉ có một số doanh nghiệp đa dạng hóa các sản phẩm sau đường và mở rộng kênh phân phối như: CTCP Mía đường Lam Sơn (HOSE: LSS) và CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (HOSE: SBT) đã chuẩn bị đối đầu ATIGA.
Thời gian gần đây, thị giá cổ phiếu LSS cũng bật tăng trở lại từ vùng giá thấp gần 8,500 đồng/cp mặc dù toàn ngành đường nhìn chung đang khó khăn trước ATIGA. Bởi như một số doanh nghiệp khác, LSS đã chuẩn bị đối đầu ATIGA, lợi nhuận 2018 dự kiến vẫn tại mức 125 tỷ đồng.
Trong xu hướng của TTCK khi VN-Index đã vượt qua ngưỡng 1,000 điểm, giá cổ phiếu của nhiều ngành tăng mạnh. Trong đó, phải kể đến là một số mã chứng khoán ở lĩnh vực đường. Đặc biệt, kể từ cuối tháng 12/2017, giá cổ phiếu một số công ty mía đường bắt đầu tăng trở lại sau thời gian dài tích lũy trước đó. Đơn cử SBT vừa có một chuỗi tăng ấn tượng 7 phiên liên tiếp (từ 03-11/01), tương ứng hơn 22% sau khi giá cổ phiếu tích lũy quanh vùng 20,000 đồng/cổ phiếu trong hơn 2 tháng trước đó. Với chiến lược không những trở thành công ty đầu ngành mía đường Việt Nam mà tương lai còn là một trong những công ty lớn trong khối Đông Dương, Mía đường Thành Thành Công Biên Hòa đã thực hiện từng bước M&A liên tục trong 3 năm qua mà thương vụ nổi bật năm 2017 là mảng mía đường của HAGL và BHS.
Vốn hóa của SBT hiện đã đạt trên 13,560 tỷ đồng và nằm trong top 30 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn HOSE bên cạnh các tên tuổi lớn như: REE, GMD, DHG. Vừa qua trong một hoạt động M&A mới nhất đó chính là SBT lại vừa nắm giữ gần như toàn bộ Mía đường Tây Ninh (TANISUGAR) và 23% điện Gia Lai (GEG). Việc mở rộng M&A của Thành Thành Công (TTC) không ngoài mục đích hợp nhất các công ty nhỏ lẻ thành một thể thống nhất với quy trình quản lý hiện đại, quy hoạch vùng nguyên liệu khoa học, nâng năng suất thu hoạch tiệm cận với các nước sản xuất hàng đầu thế giới như Brasil, Thái Lan.
Gia tăng lợi nhuận bằng M&A
Một trong những bước đi tắt đón đầu của TTC là mua lại mảng mía đường của HAGL mà tập đoàn này đã dầy công xây dựng với công suất gần gấp đôi so với Việt Nam. Có được mảng mía đường HAGL, SBT sẽ có nhiều lợi thế trong cạnh tranh với sản phẩm của Thái Lan trong tương lai khi hiệp định ATIGA hiệu lực. Bởi một trong những diện tích tự chủ lớn của SBT là vùng nguyên liệu thuộc sở hữu của nhà máy đường ở Lào (mua từ HAGL). Đây là vùng diện tích mía có tiềm năng lớn, năm tài chính 2018 (bắt đầu từ 01/07/2017 - 30/06/2018) đang được đầu tư, cơ giới hóa toàn diện nên lợi nhuận chưa đáng kể. Dự kiến năm tài chính 2019, mảng đường tại Lào sẽ bắt đầu mang về lợi nhuận lớn cho SBT.
Tổng diện tích vùng nguyên liệu mía tại Lào đạt 6,000 ha. Sở hữu vùng nguyên liệu lớn sẽ giúp chi phí sản xuất tại khu vực này thấp hơn so với mía mua từ nông dân. Ngoài ra, Công ty còn tăng công suất luyện đường từ đường thô. SBT hiện có 3 nhà máy tinh luyện đường có thể luyện từ mía và đường thô linh hoạt là nhà máy Biên Hòa - Đồng Nai, nhà máy Biên Hòa - Tây Ninh, Nhà máy Biên Hòa - Ninh Hòa, cho ra đường RE chất lượng cao. Kế hoạch tăng công suất luyện đường thô vào niên vụ 2018/2019 (dự kiến chạy 50% công suất vào niên vụ 2018/2019, chạy tối đa công suất vào niên vụ 2019/2020). Theo TTC, hiện nhiều người quan tâm đến đường sản xuất từ mía mà ít quan tâm đến đường sản xuất từ đường thô. Trong khi, hiện nhiều đơn vị gặp khó khăn về vùng nguyên liệu từ mía, chỉ những đơn vị nào chủ động tìm hướng phát triển thì mới có thể tồn tại được thì tiêng TTC sẽ chủ động cân bằng cả hai nguồn nguyên liệu này. Trong đó, SBT đã có kế hoạch nâng công suất đường luyện từ đường thô thông qua việc đầu tư hai nhà máy tại Tây Ninh và Biên Hòa.
Một cái được ở thương vụ sáp nhập BHS đó là sự kết hợp giữa một bên có hệ thống bán lẻ rất tốt, thương hiệu mạnh, trong khi đó SBT hiện nay chỉ mới tập trung khâu sản xuất. Năm 2017, SBT xuất khẩu được 40 nghìn tấn đường, đóng góp 10-15% doanh thu. Công ty đặt mục tiêu niên vụ 2017-2018 xuất khẩu được 100 nghìn tấn đường ra thế giới.
Theo ước tính của FPTS, từ năm tài chính 2018 - 2020, doanh thu xuất khẩu của SBT sẽ chiếm từ 15 - 20% tổng doanh thu của Công ty. Vì thế, khả năng trước mắt việc giảm giá bán để cạnh tranh khi ngành đường Việt Nam hội nhập khiến biên lợi nhuận SBT bị ảnh hưởng. Nhưng để bù đắp lại lợi nhuận trong những năm bản lề của giai đoạn hội nhập, Công ty sẽ lấy từ các nguồn thu khác như: thanh lý các khoản đầu tư tài chính, tăng quy mô luyện đường thô. Lộ trình đến 2020, SBT cải thiện dần biên lợi nhuận thông qua hạ giá thành sản xuất mía. Trên cơ sở đó, giới phân tích dự báo, lợi nhuận trước thuế của SBT năm tài chính 2018 đạt 682 tỷ đồng, từ năm 2018 đến năm 2020 tăng trưởng với tốc độ 10%/năm.
Với việc nổi lên là doanh nghiệp đầu ngành mía đường Việt Nam và là đại diện trong nhóm VN30, cổ phiếu SBT trở thành một trong những tâm điểm đầu tư của các quỹ đầu tư lớn. Mục tiêu đưa giá trị vốn hóa SBT lên 850 - 900 triệu USD dựa trên những chiến lược kinh doanh bài bản dài hạn của tập đoàn là nằm trong tầm tay năm nay. SBT đã liên tục mở rộng quy mô doanh thu bằng M&A và tăng sản lượng đường luyện từ đường thô.
Như vậy, một số cổ đông lo lắng khi nắm giữ cổ phiếu BHS giá cao trước khi M&A thì nay đã có thể yên tâm khi giá SBT đang có những bước hồi phục vững chắc lên trên mức giá 24,000 đồng/cổ phiếu. Dù đã tăng 20% so với cùng “đáy” 20,000 đồng/cổ phiếu thời gian qua, nhưng thị giá SBT vẫn chỉ đang ở vùng giá trung bình của năm 2016. Giao dịch trung bình của SBT đã tăng lên gấp đôi so với giai đoạn trước đó cho thấy, dòng tiền đầu tư đang gia tăng thu gom cổ phiếu ở vùng giá thấp. Đồ thị giá của SBT đã cắt qua đường EMA 50 sẵn sàng cho một xu hướng tăng mạnh trong trung hạn. Với phương pháp chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp FCFF, FPTS định giá giá trị nội tại mỗi cổ phiếu SBT là 30,000 đồng/cổ phiếu nên giới phân tích khuyến nghị mua vào cổ phiếu SBT, vì có nền tảng tăng trưởng bền vững ở tương lai.
DỊCH VỤ
FILi
|