Thứ Ba, 30/01/2018 13:30

Căng thẳng cuộc chiến loa thông minh

Amazon và Google tin rằng họ đã “vớ được vàng” với những chiếc loa điều khiển bằng giọng nói của mình, trong khi Apple và Microsoft đang nỗ lực để bắt kịp.

 

Sau khi chinh phục túi tiền bằng đủ mọi mẫu mã điện thoại thông minh, các ông lớn công nghệ giờ đây đang nỗ lực phát minh ra những đồ chơi “phải có” tiếp theo, loại sản phẩm mà họ cho rằng sẽ mở ra một thị trường mới có tiềm năng mang về lợi nhuận rất cao: Loa thông minh.

Mở màn cho cuộc chiến loa thông minh này chính là Echo, chiếc loa được Amazon tung ra hồi năm 2014 và là một thành công lớn. Giờ đây, chiếc loa thông minh được kiểm soát bằng giọng nói này đang nhanh chóng trở thành món “đồ công nghệ” lớn tiếp theo, có khả năng trả lời câu hỏi, đặt giờ, chơi nhạc, kiểm soát những thiết bị khác trong nhà, hay thậm chí là có thể bán hàng.

Theo dữ liệu của Canalys, trong 9 tháng đầu năm 2017, 17.1 triệu chiếc loa thông minh được bán trên khắp thế giới.Thế nhưng doanh số của sản phẩm này đã tăng vọt khi 16.1 triệu chiếc khác được bán ra trong quý cuối cùng của năm 2017, nhờ tâm lý mua làm quà tặng mùa Giáng sinh của khách hàng.

Cạnh tranh khốc liệt giữa công ty dẫn đầu thị trường - Amazon và Google (với thiết bị mang tên là Home) - khiến cho giá của những chiếc loa thông minh giảm mạnh, từ 50 bảng Anh, giờ chỉ còn 30 bảng Anh, thấp hơn cả chi phí sản xuất, đã khiến cả hai đều... lỗ nặng.

Tuy nhiên, xu hướng “rồi nhà nào cũng sẽ cần đến loa thông minh” được kỳ vọng là sẽ tiếp tục. Canalys dự báo doanh số sản phẩm này sẽ tăng trưởng 70% so với năm trước, đạt mốc 56 triệu chiếc trong năm nay.

Apple và Microsoft ở đâu?

Đáng chú ý rằng trong khi Amazon và Google đang “đấu” nhau để giành vị trí dẫn đầu ở thị trường nội địa, thì những kẻ bị tụt lại phía sau trong cuộc cách mạng loa thông minh này lại là các tên tuổi không hề nhỏ: Apple và Microsoft.

Apple, công ty đã có trợ lý giọng nói mang tên Siri trên điện thoại và máy tính lâu hơn ai hết, đã công bố chiếc loa HomePod của mình hồi tháng 6. Dẫu vậy, vào tháng 11 vừa qua, họ buộc phải thừa nhận rằng sản phẩm này sẽ không được bán cho tới “đầu năm 2018”, vì cần thêm một ít thời gian trước khi sẵn sàng giao hàng.

Apple đang chào bán chiếc HomePod giá 350 bảng với tiêu chí là “ưu tiên nghe nhạc trước, loa thông minh sau”, nhưng các chuyên gia cho rằng chính Siri mới là điều đang “níu chân” thiết bị này. Kể từ ngày Siri được tung ra, Apple đã phải liên tục cải thiện trợ lý giọng nói này, và nhiều người tin rằng đó là do công ty này vẫn còn bị thiếu dữ liệu người dùng.

Về phần mình, Microsoft đã hợp tác với Samsung để làm ra loại loa có chứa trợ lý ảo Cortana, nhưng không thể tạo được ấn tượng đáng chú ý.

Trong lúc Google và Amazon sở hữu được nguồn dữ liệu khổng lồ để cải thiện và tinh chỉnh quá trình xử lý giọng nói và khả năng tương tác, thì Apple lại không có điều đó. Khoảng cách đó thậm chí càng rõ rệt hơn trên iPhone, khi mà trợ lý thông minh trong các ứng dụng của Google có khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên gần giống con người thì Siri vẫn đang phải “vật lộn” để hiểu được con người.

Một số chuyên gia phân tích cũng đặt câu hỏi liệu sẽ có ai mua sản phẩm của Apple không khi nó to gấp 4 lần so với của Amazon và Google.

Vì sao họ nhảy vào thị trường này?

Trong khi loa thông minh được đánh giá sẽ mở ra cánh cửa tới với thế giới thiết bị thông minh trong nhà và một thị trường mới đầy tiềm năng lợi nhuận, thì lợi nhuận từ doanh số của thiết bị này không phải là động lực chính cho hầu hết các sản phẩm loa thông minh của Amazon và Google. Thay vào đó, điều họ nhắm tới là tạo được lượng người sử dụng cho hệ sinh thái của mình và bảo đảm rằng chính trợ lý giọng nói của họ mới là thiết bị mà người dùng tương tác cùng.

Giọng nói được xem là mô hình điện toán lớn tiếp theo  tiếp bước điện thoại thông minh, thiết bị đã “qua mặt” máy tính để bàn.

Tuy nhiên, những bước nhảy vọt trong tương tác giọng nói sẽ là rất hiếm hoi, đòi hỏi cung cấp lượng dữ liệu khổng lồ cho các hệ thống học máy (machine learning systems) xử lý để có thể liên tục được cải thiện. Nếu công ty nào không có đủ khả năng thì sẽ bị đánh bại trong cuộc chơi này.

Trong tương lai gần, những nhà sản xuất thiết bị sẽ dựa vào những thiết bị điều khiển bằng giọng nói, tạo ra một kỷ nguyên nhà ở thông minh mới được kiểm soát bởi những thiết bị công nghệ mà họ bán.

Ở một mức độ nào đó, Amazon và Google tiếp tục kiếm thêm lời từ lượng người dùng trợ lý giọng nói của họ, bằng cách tương tự như họ đã làm được với những chiếc điện thoại thông minh và máy tính bảng của mình. Về phía mình, Amazon đã cho phép người dùng mua mọi thứ thông qua Alexa trên Echo.

Chúng ta hãy cùng điểm qua những chiếc loa thông minh trong cuộc chiến này:

Amazon Echo

Giá: 90 Bảng Anh

Chất lượng âm thanh tốt, khả năng nghe tuyệt vời, với nhiều ứng dụng thuộc bên thứ ba.

Amazon Echo Dot

Giá: 50 Bảng Anh

Những “tinh túy” của Alexa được hội tụ vào trong một thiết bị có kích thước chỉ bằng một quả bóng băng, nhưng loa cũng nhỏ hơn

Amazon Echo Show

Giá: 200 Bảng Anh

Echo có màn hình để chiếu video và các dòng tin từ máy ảnh, cùng những thông tin khác cho việc hỏi đáp bằng giọng nói.

Google Home

Giá: 129 Bảng Anh

Thiết bị nhận diện giọng nói này của Google tốt hơn so với Amazon, nhưng không nghe tốt bằng và đắt hơn Echo đến 39 bảng.

Google Home Mini

Giá: 49 Bảng Anh

Tốt nhất, nếu như bạn đang tìm kiếm một chiếc máy cung cấp kiến thức chung, nhưng lại không tốt bằng một chiếc loa nghe nhạc.

Google Home Max

Giá: 399 USD

Chưa có bán tại Anh, nhưng chiếc loa thông minh lớn thượng hạng này của Google vừa thông minh vừa nghe rất tuyệt.

Apple HomePod

Giá: 350 USD (được kỳ vọng sẽ bán với giá 350 bảng ở Anh)

Ra mắt vào đầu năm 2018, Apple đang chào bán sản phẩm này với phương châm “ưu tiên nghe nhạc trước, thông minh sau”. Tuy nhiên, những hoài nghi xoay quanh Siri vẫn còn.

Nhã Thanh (Theo The Guardian)

FiLi

Các tin tức khác

>   Ứng dụng Blockchain vào bất động sản: Hết thời thổi giá, 1 căn hộ bán cho nhiều người? (29/01/2018)

>   Vỡ mộng xe giá rẻ (29/01/2018)

>   Vietstock Blockchain Summit 28/01: Câu chuyện về ứng dụng công nghệ mới (28/01/2018)

>   Vinpro xác nhận đang nhắm đến cổ phần tại Viễn Thông A? (26/01/2018)

>   Đại lý ôtô phải trả gấp đôi tiền cọc nếu không giao xe đúng hạn (25/01/2018)

>   Đường phố tràn ngập siêu xe ở Qatar (25/01/2018)

>   Hội thảo về Blockchain và tiền ảo 28/01: Hiểu công nghệ, nắm bắt xu thế để thành công (25/01/2018)

>   Trung Quốc nhân bản thành công khỉ, tiến gần tới nhân bản người (25/01/2018)

>   Chuyên gia công nghệ Blockchain và tiền kỹ thuật số sẽ quy tụ tại Vietstock Blockchain Summit ngày 28/01 tới (24/01/2018)

>   Sau Honda, Toyota, nhiều hãng ngưng xuất xe hơi vào Việt Nam (20/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật