Thứ Hai, 18/12/2017 13:12

Trước khi kế toán trưởng Bùi Văn Dũng biến mất, EFI hoạt động ra sao?

Thông tin Kế toán trưởng EFI Bùi Văn Dũng có dấu hiệu bỏ trốn vừa được công bố khiến cổ phiếu lao dốc. Vậy dưới thời ông Dũng làm Kế toán trưởng (ông phụ trách kế toán của EFI từ tháng 3/2009 đến nay) EFI có biến động gì hay không?

6 tháng lãi đột biến nhờ bán đất

Theo CTCP Đầu tư Tài chính Giáo dục (UPCoM: EFI), nửa đầu năm 2017 hoạt động kinh doanh của Công ty đầy khả quan với kết quả lợi nhuận đột biến nhờ thoái vốn bất động sản, nhưng EFI vẫn chưa thể sáng sủa hơn khi vẫn còn nhiều tồn đọng.

Kế hoạch năm 2017 được ĐHĐCĐ thường niên thông qua với tổng doanh thu 50 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 15 tỷ đồng. Đồng thời, EFI dự định chi trả cổ tức ở mức 8-10%.

Cũng đã gần cuối năm 2017, nhưng báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 của EFI vẫn biệt tăm. Được biết theo kết quả nửa đầu năm 2017, EFI ghi nhận hoạt động kinh doanh khá lạc quan với tổng doanh thu hơn 48 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế hơn 12.2 tỷ đồng và lãi ròng đạt được gần 9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vỏn vẹn 900 triệu đồng.

Kết quả này chủ yếu đến từ doanh thu bất động sản với gần 41.5 tỷ đồng. Trong tháng 1/2017, EFI đã thực hiện thoái vốn tại 3 lô đất nhỏ lẻ tồn đọng từ năm 2011 tại TP Đà Nẵng với tổng giá trị 29.2 tỷ đồng. Cụ thể gồm 3 lô tại đường Nguyễn Văn Linh (10.7 tỷ đồng), tại 256-258 Phan Chu Trinh (9.9 tỷ đồng) và lô ven biển Sơn Trà Điện Ngọc (8.6 tỷ đồng).

Cũng phải nói thêm, EFI vẫn còn phải ôm vốn tại dự án văn phòng Apex Tower, trong khi dự án này đến nay vẫn chưa thể hoàn thiện vì tình trạng thiếu vốn và dừng thi công suốt 4 năm từ 2014. Thêm nữa, hoạt động tại hai tòa nhà 81 Trần Hưng Đạo và số 2 Phan Chu Trinh cũng gặp không ít khó khăn khi chi phí đầu vào tăng so với cùng kỳ với loạt các chi phí như nhân công, bảo hiểm xã hội, dịch vụ vệ sinh, dịch vụ bảo vệ,… đều tăng khiến lợi nhuận từ dịch vụ quản lý hai tòa nhà này sụt giảm.

Kết quả kinh doanh của EFI từ năm 2009-2017 (Đvt: tỷ đồng)

Trong khoảng thời gian hoạt động từ năm 2009 đến nay, hai chỉ tiêu doanh thu lẫn lợi nhuận sau thuế EFI không duy trì tăng trưởng ổn định mà thường xuyên trồi sụt. Riêng năm 2017, nhờ ghi nhận khoản thu từ việc thoái vốn bất động sản mà kết quả nửa đầu năm đã vượt trội hơn những năm trước.

Vi phạm công bố hàng loạt BCTC, EFI bị hủy niêm yết, cổ đông lớn thoái lui

Kết quả lợi nhuận 6 tháng khả quan là nhờ may mắn thoái thành công các lô đất, nhưng tại EFI vẫn còn không ít vấn đề.

Nhất là chuyện trì trệ công bố báo cáo tài chính lại khiến EFI khá lao đao. Trước đó, vào khoảng giữa năm 2017, EFI bị phạt tiền 100 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm không công bố thông tin theo quy định pháp luật các tài liệu như BCTC riêng và hợp nhất bán niên soát xét năm 2015, BCTC riêng và hợp nhất kiểm toán năm 2015, BCTC riêng và hợp nhất bán niên soát xét năm 2016, BCTC riêng và hợp nhất quý 2, 3 và 4/2016 và công bố thông tin không đúng thời hạn các tài liệu báo cáo thường niên năm 2015, BCTC riêng và hợp nhất quý 1/2016.

Không những thế, cổ phiếu EFI còn nhận án buộc hủy niêm yết trên sàn HNX từ ngày 17/04 cũng vì câu chuyện vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.

Trong bối cảnh đó, cuối tháng 11 vừa qua, cổ đông lớn là Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sau 10 năm gắn bó, đã chính thức nói lời chia tay EFI khi thoái toàn bộ 12.8% vốn, tương đương 1.4 triệu cp trong khoảng thời gian từ ngày 13-17/11/2017. Được biết với mức giá khởi điểm 10,000 đồng/cp, cổ đông lớn này đã dứt áo ra đi cùng với khoản tiền thu về đâu đó 14 tỷ đồng.

Tạm hoãn đề án tái cấu trúc tách Công ty

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2016, EFI đã thông qua đề án tái cấu trúc với hai nội dung chính là giảm vốn điều lệ xuống còn 108.8 tỷ đồng thông qua việc hủy cổ phiếu quỹ và tách để hình thành một đơn vị mới từ EFI.

Song, EFI chỉ mới thực hiện được việc giảm vốn điều lệ còn việc tách Công ty thì HĐQT xin tạm hoãn lùi thời gian thực hiện.

Được biết, EFI dự định tách Công ty để thành lập thêm CTCP Học liệu Giáo dục Nhà trường Việt Nam có vốn điều lệ 60 tỷ nhằm mục đích làm chương trình sách giáo khoa mới. Nhưng, HĐQT lại xét thấy chương trình tổng thể lẫn chi tiết vẫn chưa thể công bố đồng thời hiệu quả đầu tư không như dự kiến. Thêm nữa, khi mà giá cổ phiếu luôn giao dịch dưới mệnh giá thì việc chia tách sẽ khiến cổ đông khó nhận được cổ tức.

Theo đó, nguồn vốn là lượng tiền mặt sử dụng cho việc tách Công ty sẽ được dùng cho chia cổ tức, thực hiện mua cổ phiếu quỹ đến 30% vốn điều lệ nhằm giảm số lượng cổ phiếu lưu hành và tăng tỷ suất lợi nhuận cổ đông và bổ sung vốn lưu động.

Phúc Mai

FILI

Các tin tức khác

>   CSV: Nghị quyết HĐQT lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về dự án thuê đất, thuê hạ tầng tại KCN Nhơn Trạch 6. tỉnh Đồng Nai (18/12/2017)

>   IHK: Ký hợp đồng kiểm toán (18/12/2017)

>   HDP: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (18/12/2017)

>   FT1: Ký hợp đồng kiểm toán (18/12/2017)

>   EAD: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (18/12/2017)

>   ĐHĐCĐ SCR: Cho Thành Thành Công tăng sở hữu là nhằm phát triển BĐS khu công nghiệp (18/12/2017)

>   FID: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (18/12/2017)

>   HDA: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (18/12/2017)

>   FLC thành lập thêm công ty con (18/12/2017)

>   PTI: Nghị quyết HĐQT (18/12/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật