Thứ Tư, 27/12/2017 08:48

HVA “lột xác”, huy động 1,000 tỷ cho dự án tài chính trên nền tảng Blockchain

CTCP Đầu tư HVA (HNX: HVA) vừa phát đi thông báo chuyển đổi ngành nghề kinh doanh từ nông nghiệp sang đầu tư tài chính; đồng thời muốn huy động 1,000 tỷ đồng cho dự án mới - Cho vay ngang hàng trên nền tảng Blockchain.

Một công ty nông nghiệp Việt Nam “lột xác”, huy động 1,000 tỷ cho dự án tài chính trên nền tảng Blockchain!

Kinh doanh bết bát, HVA muốn “lột xác” hoàn toàn, hướng đến nền tảng Blockchain

Cụ thể, HVA vừa hoàn tất đổi tên từ CTCP Nông nghiệp xanh Hưng Việt thành CTCP Đầu tư HVA, cùng với quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh từ chăn nuôi, trồng trọt sang đầu tư và tư vấn tài chính.

Như vậy, HVA sẽ hoàn toàn “lột xác”, hướng tới hoạt động theo mô hình ngân hàng đầu tư, các lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm: Đầu tư vào sản xuất nước giải khát, công nghệ thông tin, hạ tầng bán lẻ nông nghiệp công nghệ cao, bất động sản, sản xuất thiết bị tự động.

Được biết, HVA hiện có vốn điều lệ 56.5 tỷ đồng, niêm yết cổ phiếu trên HNX từ tháng 7/2015. Cũng kể từ thời điểm này, kết quả kinh doanh của Công ty giảm sút nghiêm trọng, doanh thu từ mức 173.5 tỷ vào năm 2015 đã giảm hơn 6 lần xuống chỉ còn 27 tỷ năm 2016, lợi nhuận sau thuế tương ứng giảm hơn 82% về 1.4 tỷ đồng.

9 tháng đầu năm 2017, Công ty ghi nhận đạt 28 tỷ doanh thu và 5 tỷ lợi nhuận. So với kế hoạch là 60 tỷ đồng doanh thu, hiện HVA đã thực hiện được 47%; song lãi ròng đã vượt 27% chỉ tiêu khi mà con số dự kiến cho cả năm 2017 của Công ty trước đó chỉ đạt 4 tỷ đồng. Theo Công ty, lãi kỳ này đột biến nhờ phát sinh nhận cổ tức được chia từ công ty con, trong khi các năm trước đây chưa nhận được.

Trên thị trường, cổ phiếu HVA giao dịch khá lèo tèo và thầm lặng. Sau hơn 2 năm lên sàn, chưa khi nào giá cổ phiếu HVA đạt trên mức 8,000 đồng/cp. Trong vòng 1 tháng trở lại đây, cổ phiếu này lại bật tăng từ mức 2,400 đồng/cp lên 3,300 đồng/cp. Thông tin hỗ trợ đà tăng có thể đến từ việc ông Nguyễn Khánh Toàn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty muốn thoái hết 900,000 cổ phiếu, chiếm 15.93% vốn!?.

Biến động cổ phiếu HVA một năm qua

Như vậy, có thể do tình hình kinh doanh tại ngành nghề truyền thống là nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, HVA đã đi đến quyết định “lột xác” hoàn toàn, mục tiêu nhắm đến ứng dụng hệ thống đang “hot” trên thị trường - Blockchain?

Không chỉ đổi tên đổi ngành nghề, HVA cũng chính thức khai trương cổng thông tin khởi nghiệp và gọi vốn cộng đồng FundGo. Theo đó, Công ty sẽ thực hiện gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) cho dự án "Cho vay ngang hàng trên nền tảng Blockchain" trên FundGo bắt đầu từ năm 2018, trong vòng 1 tháng từ ngày 01- 31/01/2018.

HVA ứng dụng Blockchain như thế nào?

Trên thực tế, dự án tài chính này đã được Công ty nói đến trước đó 10 tháng. Tức vào ngày 16/02/2017, Công ty đã từng công bố thông tin triển khai dự án "Cho vay ngang hàng trên nền tảng Blockchain" trên FundGo.

* Có ICO, các start-up công nghệ không đoái hoài đến các công ty vốn mạo hiểm ở Mỹ?

* Abu Dhabi đưa ra bản hướng dẫn về ICO và các đồng tiền ảo lần đầu tiên trong lịch sử

Blockchain là gì? Quá trình xử lý giao dịch Bitcoin ra sao?

Tuy nhiên, từ khóa Blockchain chỉ mới gây chú ý thời gian gần đây trước hiện tượng tăng giá sốc của đồng Bitcoin, khi mà Blockchain hiện đang là công nghệ nền tảng của đồng tiền này. Được biết, mạng lưới Blockchain của Bitcoin có thể cho phép chuyển đồng Bitcoin từ người này sang người khác mà không phải qua trung gian tài chính nào cả. Không giống như khi muốn chuyển đồng USD qua người khác, nhà đầu tư chỉ có thể làm theo 2 cách: Trao đổi tiền mặt trực tiếp hoặc thông qua hệ thống ngân hàng.

Đó là với giao dịch Bitcoin, còn đối với đồng FundGo tại dự án của HVA, Blockchain sẽ đóng vai trò là một dữ liệu phân cấp lưu giữ thông tin trong các khối được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Hiểu đơn giản, Blockchain là một cuốn sổ ghi chép lại tất cả các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng mà thông tin của nó được lưu trữ và chia sẻ ở rất nhiều máy tính trong hệ thống.

Ý tưởng dự án này được manh nha từ mức chênh lệch khá cao giữa lãi suất ngân hàng cho vay và lãi suất đi vay, nhằm bù đắp chi phí hoạt động đắt đỏ của bộ máy tín dụng hiện nay tại các nhà băng. Theo HVA, không chỉ chi phí cao, mà quy trình xét cấp tín dụng tại ngân hàng cũng khá khắt khe, dẫn đến tốn kém nhiều thời gian khiến nhiều người có nhu cầu nhưng không tiếp cận được vốn vay.

Và với hình thức cho vay ngang hàng (peer-to-peer lending) sẽ giúp người đi vay và người cho vay tiếp cận trực tiếp với nhau, từ đó khắc phục được những nhược điểm hiện hữu nêu trên.

Nguyên lý hoạt động của dự án dựa trên nền tảng Blockchain

Khách hàng đi vay trên nền tảng này sẽ phải thực hiện 10 bước để hoàn tất một thương vụ vay vốn hoàn chỉnh.

Đối tượng khách hàng cho dự án trên của HVA được chia làm hai giai đoạn, trong đó:

  • Giai đoạn 1 sẽ là khách hàng cá nhân, mà trọng tâm là khách hàng tri thức (22-35 tuổi) có công việc và thu nhập ổn định, có hiểu biết về công nghệ thông tin và có nhu cầu vay vốn ngắn hạn phục vụ mục đích tiêu dùng.
  • Giai đoạn 2 Công ty sẽ hướng đến khách hàng doanh nghiệp và các nhà đầu tư quốc tế. Trong giai đoạn này, dự án sẽ có kết hợp hoạt động đánh giá tín nhiệm khách hàng đi vay.

 

Tổng nhu cầu vốn lên đến 1,000 tỷ đồng

Về bài toán tài chính của dự án, HVA cho biết tổng số vốn ước tính để thực hiện dự án là 1,000 tỷ đồng, thông qua ba giai đoạn: (1) Pre-sale 1 - Mục tiêu huy động 10 tỷ đồng, (2) Pre-sale 2 - Mục tiêu huy động 50 tỷ đồng và (3) ICO - Nhu cầu vốn là 940 tỷ đồng.

Trong đó, HVA dự kiến huy động được 10 tỷ đồng trong đợt đầu tiên (Pre-sale 1) với mức góp vốn hợp lệ của mỗi nhà đầu tư tối thiểu là 50 triệu đồng và tối đa là 1 tỷ đồng. Nhà đầu tư tham gia góp vốn sẽ được cấp Chứng nhận sở hữu HVA Token kèm điều khoản quy đổi ra Token với mức chiết khấu 50% cho đợt Pre-sale 1 và 20% cho đợt Pre-sale 2 khi HVA chính thức phát hành Token ICO vào năm 2019.

Mệnh giá ước tính của 1 Token là 10,000 đồng. Tuy nhiên trong giai đoạn Pre-sale 1 và 2, nhà đầu tư sẽ nhận được Token với mức giá chiết khấu lần lượt là 50% và 20% theo bảng dưới đây:

Tổng số tiền huy động được sẽ được dùng để nghiên cứu phát triển hệ thống, trang bị cơ sở hạ tầng hệ thống, trang trải chi phí thuê tư vấn nghiệp vụ, pháp lý, chi phí marketing và dành một phần để trực tiếp tham gia thị trường với vai trò người cho vay. Mức dự kiến phân bổ chi phí cho toàn bộ dự án đến năm 2024 như sau:

  

Theo đó, mức lợi nhuận dự kiến mà dự án này mang lại cho HVA trong hai năm đầu 2019-2020 sẽ âm, và bắt đầu có lãi từ 2021, đến 2024 lợi nhuận lên 741 tỷ đồng.

 * Tải tài liệu: HVA-WHITEPAPER-1.pdf

Tri Túc

FiLi

Các tin tức khác

>   MVY: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (26/12/2017)

>   SBL: Nghị quyết HĐQT về việc tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1 năm 2017 (26/12/2017)

>   SEA: CTCP Đầu tư và Phát triển Chấn Phong không còn là cổ đông lớn (26/12/2017)

>   VAV: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (26/12/2017)

>   Hoàn thành sớm kế hoạch 2017, Văn Phú – Invest tạm ứng cổ tức, lên kế hoạch khả quan cho năm 2018 (27/12/2017)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 25/12/2017 (26/12/2017)

>   SRT: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (26/12/2017)

>   HVA: Thông báo chuyển đổi ngành nghề kinh doanh (26/12/2017)

>   HEV: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018. trả cổ tức bằng tiền mặt (26/12/2017)

>   MIM: Nghị quyết HĐQT (26/12/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật