Thứ Năm, 14/12/2017 14:53

Còn 1/2 tháng nữa là hết năm 2017, DNNY nào vẫn chưa tổ chức đại hội đồng cổ đông?

ĐHĐCĐ thường niên phải được tổ chức trong vòng 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, trong trường hợp doanh nghiệp muốn gia hạn, thì thời hạn tổ chức không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, nhưng hiện nay vẫn còn đó nhiều doanh nghiệp niêm yết (DNNY) chưa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2017.

Khi mà thời điểm năm 2017 dần khép lại cũng là lúc cái tên Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (HNX: PVX) lần nữa thông báo ngày 15/12 tới sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2017. Trước đó, PVX có đến 3 lần công bố tổ chức Đại hội vào tháng 3, tháng 4 và tháng 6, nhưng sau đó đều hủy vì lý do Tổng công ty chưa hoàn thành công tác chuẩn bị tài liệu tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 nên không thể thực hiện theo thời gian dự kiến.

Một số doanh nghiệp để cổ đông vẫn mòn mỏi chờ tin tổ chức ĐHĐCĐ dù đã gần kết thúc năm 2017

Nói về nội dung kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 mà PVX sẽ trình Đại hội, giá trị sản xuất kinh doanh dự kiến chỉ 7,400 tỷ đồng, sụt giảm hơn 34% so với mức thực hiện năm 2016 là 11,284 tỷ đồng. Theo đó, kết quả tổng doanh thu chỉ ở mức 7,000 tỷ đồng, chỉ bằng 85% so với 9,300 tỷ đạt được của năm 2016. Dự báo chịu áp lực chi phí cao nên lãi ròng còn vỏn vẹn 40 tỷ đồng, giảm hơn 56%.

Song, nhìn lại lũy kế 9 tháng thì hiện PVX đang phải ôm lỗ ròng hơn 32 tỷ, trái ngược với khoản lãi lớn của cùng kỳ 269 tỷ đồng. Mà tình trạng bết bát này chủ yếu đến từ kết quả kinh doanh yếu kém của quý 3 khi hoạt động chính ghi nhận doanh thu sụt giảm mạnh 66% còn 780 tỷ đồng, đến hoạt động tài chính âm gần 26 tỷ đồng và cả kết quả của công ty liên doanh cũng chịu lỗ hơn 8 tỷ đồng.

Xoay quanh PVX suốt 1 năm vừa qua không chỉ là sự bết bát trong hoạt động kinh doanh, PVX còn được nhắc không ít lần bởi việc khởi tố một số lãnh đạo và nguyên lãnh đạo liên quan đến vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại chính Tổng Công ty. Tuy vậy, PVX vẫn cho rằng vụ việc này là từ giai đoạn trước đó và đảm bảo phối hợp điều tra với các cơ quan chức năng.

Một doanh nghiệp cùng họ dầu khí khác nữa là CTCP Du lịch Dầu khí Phương Đông (HNX: PDC) cũng chưa tổ chức Đại hội. Trước đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 cũng được thông báo triệu tập khá muộn vào khoảng cuối tháng 11/2016. Chưa rõ việc tổ chức Đại hội thành bại thế nào nhưng mãi đến nay thì Nghị quyết hay biên bản liên quan đến lần ĐHĐCĐ 2016 vẫn nằm trong bí ẩn. Và cũng vào khoảng giữa năm 2017 thì PDC đã bị đưa vào diện bị cảnh báo vì vi phạm công bố thông tin từ 4 lần trở lên tính từ ngày 01/01/2017.

Còn ở CTCP Thủy sản Bạc Liêu (HNX: BLF) là thái độ “kiên trì” không tổ chức ĐHĐCĐ trong nhiều năm liền. Trước đó đầu năm 2015, với nhiều vi phạm trong việc không công bố hàng loạt báo cáo từ năm 2012 đến 2014, không đảm bảo số lượng cuộc họp tối thiểu và không tổ chức ĐHĐCĐ thường niên trong năm 2013 và 2014 thì đơn vị này đã phải chịu phạt 155 triệu đồng. Đồng thời, cổ phiếu BLF cũng nhiều lần bị Sở GDCK Hà Nội “sờ gáy” đưa vào các diện cảnh báo, kiểm soát và hạn chế giao dịch vì vi phạm công bố thông tin. Song, đáng nói là động thái sau đó của BLF không hề cải thiện khi không một cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên nào được tổ chức cho đến nay và cổ phiếu vẫn đang trong tình trạng bị cảnh báo.

Kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2017 vào ngày 05/08/2017, nhưng CTCP Địa ốc Đà Lạt (HNX: DLR) lại quyết định hủy để chờ phán quyết của Tòa án về tranh chấp hơn 1.32 triệu cp. Cụ thể, theo Nghị quyết số 07/2017/NQ/HĐQT-DLR ngày 03/8/2017, HĐQT thống nhất hoãn Đại hội cho đến khi có phán quyết cuối cùng có hiệu lực pháp luật của Tòa án để xác định quyền sở hữu đối với số cổ phiếu đang tranh chấp hiện do các ông Phan Tấn Dũng, Lê Ngọc Khánh Việt đang đứng tên có tổng số lượng là 1,323,036 cp, tương ứng 29.4% vốn nhằm đảm bảo quyền lợi, lợi ích của các cổ đông và các bên có liên quan theo đúng quy định của pháp luật.

Đến hiện tại thì chương trình Đại hội vẫn còn bỏ ngỏ cùng hàng loạt khó khăn như kết quả kinh doanh bết bát với lỗ ròng 9 tháng lên đến 8 tỷ đồng, lỗ lũy kế Công ty tính đến ngày 30/09/2017 đã bị đội lên hơn 31.5 tỷ đồng, tình trạng nợ nần chồng chất hơn 109 tỷ đồng, trầy trật vay nợ cổ đông để trả nợ ngân hàng và có vốn cho dự án nhưng vẫn chưa thành.

Trường hợp của CTCP May Phú Thịnh - Nhà Bè (NPS) là có thông báo họp ĐHĐCĐ năm 2017 vào ngày 28/04, tuy nhiên sau đó những thông tin liên quan đến cuộc họp như nội dung họp, tài liệu họp, biên bản hay nghị quyết đều không thấy “tung tích”. Cũng có thể hiểu khi nhắc đến NPS trong năm 2017 là câu chuyện chật vật hủy niêm yết tự nguyện, kết quả kinh doanh nhiều năm liền sa sút và dự định dừng sản xuất may mặc vì nguồn hàng không ổn định, chi phí tăng cao. Theo đó, NPS cũng vừa hủy niêm yết trên sàn HNX từ ngày 05/12 và hiện đang giao dịch trên sàn UPCoM.

Bên cạnh đó, còn có một vài doanh nghiệp “nỗ lực” tổ chức ĐHĐCĐ nhưng lại bất thành vì không đủ điều kiện tiến hành như HHC, CDO

Phúc Mai

FILI

Các tin tức khác

>   Chuyển hồ sơ sai phạm tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên sang công an (14/12/2017)

>   Đề xuất mở rộng nhà ga T2, sân đỗ máy bay tại Nội Bài (14/12/2017)

>   VCW: Nghị quyết Hội đồng quản trị (14/12/2017)

>   OceanBank - PetroVietnam: Sự rút ruột Nhà nước có hệ thống (14/12/2017)

>   AGRISECO: Thông báo ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2017 (14/12/2017)

>   AGRISECO: Quyết định điều động cán bộ Ban kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro (14/12/2017)

>   UBCKNN đình chỉ hoạt động của CTCP Chứng khoán Đông Dương (14/12/2017)

>   Tập đoàn Cao su VN làm ăn kiểu... 'đốt tiền' (14/12/2017)

>   VSC: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng chi trả cổ tức đợt 2 năm 2016 và tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2017 bằng tiền, trả cổ tức đợt 2 năm 2016 bằng cổ phiếu (14/12/2017)

>   KCE: Quyết định của HĐQT về việc lựa chọn Công ty kiểm toán BCTC năm 2017 (14/12/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật