Thứ Sáu, 15/12/2017 14:08

Cổ phiếu Sabeco sẽ tăng hay giảm sau đợt đấu giá?

Hiện nay thông tin xung quanh đợt đấu giá Sabeco (HOSE: SAB) vẫn rất căng, nhất là liên quan đến câu hỏi: ThaiBev có thực lòng đăng ký mua 51% cổ phần SAB hay không? Cơ sở tranh cãi là đoạn văn bản “Công ty TNHH Vietnam Beverage, với khối lượng đăng ký mong muốn mua: 327,053,405 cổ phần của Sabeco, tương đương xấp xỉ 51% toàn bộ vốn điều lệ của Sabeco”, đồng thời có vẻ như tập đoàn này vẫn chưa nộp tiền cọc, do đó chưa ai biết con số đăng ký mua cụ thể.

Cụm từ “mong muốn mua” có lẽ là lần đầu tiên “lọt” vào một tờ đơn đăng ký mua cổ phần đấu giá, và với sự phong phú của Tiếng Việt ta, có thể diễn giải cụm từ này theo cả hai hướng chắc chắn và chưa chắc chắn.

Cuộc đấu giá này tất nhiên là rất quan trọng cho SAB lẫn Nhà nước, bởi không chỉ là thu được bao nhiêu tiền, mà đây là phép thử quan trọng nhất cho phương pháp thoái vốn “chấp nhận bỏ qua định giá, miễn là không thấp hơn giá thị trường”. Cho đến nay, mọi thứ có vẻ rất sáng, bởi ThaiBev đã tỏ ý mua thì nhiều khả năng đợt thoái này sẽ thành công, dù theo nhiều kênh truyền thông tài chính, SAB đang được định giá đắt đỏ nhất nhì thế giới.

Nhiều công ty chứng khoán lớn ở Việt Nam khi dự phóng và định giá công ty này đều đưa ra kết quả thấp hơn nhiều so với thị giá trên sàn, tuy nhiên, với việc bán tới 53% cổ phần SAB, đây là cơ hội cực hiếm dành cho ThaiBev thâu tóm doanh nghiệp lớn nhất ngành bia Việt Nam “chỉ trong 1 nốt nhạc” (1 phiếu lệnh). Mua SAB là mua nửa thị trường bia, chưa kể khả năng thao túng nửa thị trường còn lại, do đó tôi tin rằng gần như chắc chắn là đợt đấu giá SAB sẽ thành công khi có ThaiBev tham gia. Nhưng rồi sau đó thì sao?

Có ý kiến cho rằng nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ quan tâm về những thông tin đấu giá mới nhất của SAB, chủ yếu để giúp họ dự đoán xem giá SAB trên sàn sẽ lên hay xuống để lướt sóng, chứ không phải để đầu tư. Nói đơn giản, nếu đấu giá thành công, giá cổ phiếu trên sàn có thể tăng, tham chiếu từ trường hợp của Vinamilk (HOSE: VNM). Ngược lại giá giảm. Ngoài ra, với tư cách là doanh nghiệp vốn hóa lớn thứ hai trên sàn chứng khoán, biến động giá SAB hiển nhiên có quan hệ rất lớn tới biến động chỉ số VN-Index. Điều này khiến ngay cả những nhà đầu tư những cổ phiếu khác cũng quan tâm. Do đó, tôi nghĩ câu hỏi quan trọng nhất hiện nay là: Giá cổ phiếu SAB sẽ tăng hay giảm sau đợt đấu giá?

Ai cũng hiểu rằng mức giá 320,000 đồng/cp khởi điểm đấu giá đắt hay rẻ còn tùy người mua. Đối với những “con sói” muốn gửi chân, hay nhân cơ hội có một không hai nuốt luôn “con mồi”, thì giá này vẫn còn rẻ chán. Còn gì lý thú hơn khi vừa cạnh tranh với SAB, vừa ngồi trong HĐQT SAB và biết họ sẽ đấu lại “mình” theo kiểu gì? Đó là chưa nói đến khả năng chuyển giá, bán bớt tài sản hay của để dành nếu “biến” SAB thành công ty con, khi đó thì chỉ cần vài năm lẻ là hòa vốn ngay.

Nhưng nếu nhìn ở góc độ đầu tư trên sàn thì có lẽ SAB vẫn đắt, đúng như dự phóng và khuyến nghị của các công ty chứng khoán lớn, bởi đa số nhà đầu tư (NĐT) là đầu tư tài chính. Một cổ phiếu có P/E vượt xa mặt bằng chung, thì một là kéo mặt bằng chung lên (tức là tham chiếu cho các cổ phiếu khác tăng giá), hai là giảm xuống hòa nhập vào mặt bằng chung. Hơn nữa, đối với những tổ chức lớn khi mua SAB qua đấu giá, có lẽ họ không quan tâm đến giá cổ phiếu sẽ lên hay xuống sau đợt đấu giá, bởi nếu SAB tăng giá họ cũng chưa chắc bán, mà giảm giá họ cũng không e ngại việc trích lập dự phòng. Do đó, tôi cho rằng có không ít khả năng SAB sẽ giảm giá.

Ngoài ra, có lẽ không nhiều NĐT biết một nguyên tắc cơ bản trong giao dịch cổ phiếu niêm yết, là giá của các deal thỏa thuận không được sử dụng làm giá tham chiếu cho giao dịch khớp lệnh. Thay vào đó, giá thỏa thuận thường chỉ là tham chiếu về tâm lý, tức là nếu họ (bên mua thỏa thuận) dám trả giá (thỏa thuận) cao hơn giá khớp lệnh thì có nghĩa là cổ phiếu trên sàn khớp lệnh còn rẻ chán. Điều này cũng phù hợp khi thị trường tăng.

Tuy nhiên, suy luận này không hẳn đúng, bởi giá cả trong giao dịch thỏa thuận nhiều khi rất chủ quan, tùy thuộc vào tài thương lượng giữa 2 bên, không có tính chất “tụ lệnh”, “đấu lệnh” như phương thức khớp lệnh thông thường.

Hoàng Nam

FiLi

Các tin tức khác

>   Vietstock khai giảng lớp Tiền điện tử - Hiểu và Đầu tư thành công ngày 25/12/2017 tại TPHCM (16/12/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 15/12: ETFs làm “loạn” thị trường (15/12/2017)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 15/12 (15/12/2017)

>   15/12: Đọc gì trước giờ giao dịch? (15/12/2017)

>   Vietstock Daily 15/12: Cẩn trọng với ảnh hưởng từ hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs (14/12/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 14/12: Lấy lại những gì đã “mất” (14/12/2017)

>   UBCKNN đình chỉ hoạt động của CTCP Chứng khoán Đông Dương (14/12/2017)

>   Cổ phiếu JVC được chuyển từ diện kiểm soát sang cảnh báo (14/12/2017)

>   JVC: Quyết định đưa cổ phiếu ra khỏi diện kiểm soát đặc biệt (14/12/2017)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 14/12 (14/12/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật