Thứ Năm, 28/12/2017 15:55

Bộ máy lớn, hiệu suất hoạt động không cao, Viwaseen có thực sự thu hút khi chào sàn UPCoM?

Tổng Công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam – CTCP (Viwaseen) sẽ bước lên sàn UPCoM với bộ máy khá lớn khi có tới 18 công ty con, liên kết; kế hoạch doanh thu 2017 gần 2,700 tỷ đồng; nhưng, đằng sau đó nhà đầu tư lại phải đau đầu vì hiệu quả các khoản đầu tư cũng như kết quả kinh doanh bèo bọt của năm 2017.

Theo đó, 58 triệu cổ phiếu của Tổng Công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam – CTCP  sẽ chính thức giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 05/01/2018 với giá tham chiếu 10,500 đồng/cp, mã giao dịch VIW.

Tiền thân là Công ty  Xây dựng Cấp thoát nước được thành lập từ năm 1975. Đến năm 2005, Bộ Xây dựng ký quyết định thành lập Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và môi trường Việt Nam trên cơ  sở tổ chức lại các đơn vị độc lập trực thuộc gồm có Xây dựng Cấp thoát nước (Waseenco), Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước (Waseco) và Công ty Tư vấn Cấp thoát nước số 2 (Wase).

Tổng Công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam – CTCP chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 7/2014 với vốn điều lệ lúc này là 580 tỷ đồng. Đến nay, Công ty vẫn chưa tiến hành lần tăng vốn nào. Cơ cấu cổ đông của VIW lại khá cô đặc khi Bộ Xây dựng nắm giữ đến 98.2% vốn cổ phần, tương đương gần 57 triệu cp (tính đến thời điểm 04/08/2017).

Hiện Tổng Công ty đang nắm cổ phần tại 11 công ty con và 7 công ty liên kết, trong đó có CTCP Đầu tư & Xây dựng Cấp thoát nước (WASECO, HOSE: VSI) với 60% vốn sở hữu.

Lĩnh vực chính của Tổng Công ty là thi công xây lắp các công trình nước, đây cũng là nguồn thu chính của Tổng Công ty khi doanh thu đến các hợp đồng xây dựng luôn chiếm hơn 68% từ năm 2015 đến nay. Bên cạnh đó còn sản xuất và kinh doanh nước thô, nước sinh hoạt và sản xuất các vật liệu xây dựng cung cấp cho ngành nước, tư vấn thiết kế và một số hoạt động khác.

Về kết quả kinh doanh, năm 2016 ghi nhận doanh thu giảm 28% so với năm trước còn 1,129 tỷ đồng, chủ yếu doanh thu từ hợp đồng xây dựng giảm hơn 16% và không có khoản chuyển nhượng dự án đầu tư như năm 2015 (trước đó ghi nhận đến 345 tỷ đồng), nhưng nhờ thực hiện cắt giảm các khoản chi phí thì lợi nhuận sau thuế vẫn cao hơn với 51 tỷ đồng, tăng 69%.

Được biết, Tổng Công ty từng đưa ra kế hoạch cho năm 2017 với doanh thu thuần dự kiến hơn 2,677 tỷ đồng, tăng hơn 37% so với năm 2016. Nhưng đáng nói là, con số lợi nhuận sau thuế lại sụt giảm 12% còn 45 tỷ đồng.

Trong đó, phương án đầu tư của Dự án tổ hợp chung cư Trung Văn – Từ Liêm mà Tổng Công ty đang làm chủ đầu tư, doanh thu dự kiến sẽ thu về theo tiến độ lần lượt năm 2017 là 45.5 tỷ đồng, năm 2018 là 250 tỷ đồng. Dự án này là xây dựng tổ hợp nhà ở kết hợp văn phòng và dịch vụ thương mại tại quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân tại Hà Nội. Còn các hợp đồng xây lắp công trình hạ tầng, cấp thoát nước, xử lý nước thải và sản xuất công nghiệp thì dự kiến thu về khoảng 598 tỷ đồng trong năm 2017 và 744 tỷ đồng trong năm 2018.

Đến năm 2017, kết quả lũy kế 9 tháng ghi nhận doanh thu thuần hiện 777 tỷ đồng, so với con số kế hoạch thì chỉ mới thực hiện khoảng 29%. Còn lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 2.7 tỷ đồng, so với mức kế hoạch 45 tỷ đồng thì chỉ bằng 6%.

Nguyên nhân được phân trần là do doanh thu từ các công trình lớn về cấp thoát nước của Tổng Công ty cũng như các công ty thành viên chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu nhưng hiện tại lại không đạt được kế hoạch đề ra; thêm nữa, doanh thu từ kinh doanh sản phẩm bất động sản lại không đạt tiến độ do gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ.

Công nợ tồn đọng, dấu hỏi cho các khoản đầu tư vào công ty con

Trong báo cáo tài chính năm 2016 đã soát xét, phía kiểm toán đưa ra nhiều ý kiến ngoại trừ, nhấn mạnh liên quan đến hàng loạt các khoản công nợ còn tồn đọng cũng như các khoản đầu tư vào công ty con và công ty liên kết.

Tổng Công ty và một số công ty con chưa đối chiếu và xác nhận được đầy đủ số dư khoản “phải thu ngắn hạn của khách hàng” tại ngày 31/12/2016; trong số dư khoản công nợ phải thu của khách hàng hiện có nhiều đồi tượng phải thu kéo dài từ nhiều năm trước. Phía kiểm toán đã không thể xác định tính hiện hữu cũng như giá trị các khoản phải thu khách hàng kéo dài, dẫn đến không thể xác định được tính đầy đủ của khoản dự phòng phải thu khó đòi của tổng Công ty cần phải trích lập tại ngày 31/12/2016.

Tương tự, số dư các khoản công nợ phải trả cho người bán, tạm ứng cho các đội thi công của Tổng Công ty tại thời điểm 31/12/2016 cũng chưa đối chiếu và xác nhận được đầy đủ. Đồng thời, số dư khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại ngày 31/12/2016, Tổng Công ty đang theo dõi chi phí của một số công trình đã hoàn thành và đã ghi nhận đủ doanh thu mà chưa được kết chuyển vào giá vốn khi phát sinh. Theo đó, phía kiểm toán không thể đánh giá được tính hợp lý và hiện hữu số dư của các khoản mục trên.

Ngoài ra, Tổng Công ty cũng chưa thực hiện bù trừ đầy đủ các khoản công nợ phải thu, phải trả nội bộ và đơn vị kiểm toán cho biết chưa đủ các bằng chứng kiểm toán năm 2016 để đánh giá ảnh hưởng của vấn đề này lên Báo cáo hợp nhất của Tổng Công ty.

Các công ty con cũng được nhắc đến trong ý kiến ngoại trừ của phía kiểm toán, cụ thể, CTCP Viwaseen 15 đang trong thời gian tạm dừng hoạt động và báo cáo hợp nhất cũng không bao gồm tài liệu liên quan đến đơn vị này; còn CTCP Viwaseen 1 thì lại chưa ghi nhận khoản nợ cơ quan thuế số tiền 9.4 tỷ đồng, gồm 1.5 tỷ số thuế phải nộp và 7.9 tỷ đồng số tiền phạt vi phạm hành chính và tiền phạt chậm nộp.

Đồng thời đơn vị kiểm toán cũng nhấn mạnh liên quan đến việc cổ phần hóa năm 2014. Cụ thể, tại thời điểm 30/06/2014, Tổng Công ty đã ghi nhận tăng giá trị tài sản và nguồn vốn; các số liệu tài sản từ 01/07/2014 trở về trước của Tổng Công ty đã được Cục thuế Hà Nội quyết toán để làm cở sở cho việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty Nhà nước sang công ty cổ phần. Song đến thời điểm 31/12/2016 thì quyết toán cổ phần hóa để chuyển đổi Tổng công ty từ công ty Nhà nước sang công ty cổ phần chưa được các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt.

Bên cạnh đó, Tổng Công ty còn bị vướng mắc vào một số vấn đề khác liên quan đến số dư các khoản công nợ phải thu, phải trả và vay ngắn hạn của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên, các khoản đầu tư vào Viwaseen 4, Viwaseen 15, Viwaseen Phương hướng và CTCP Thủy điện Viwaseen Tây Bắc.

Phúc Mai

FILI

Tài liệu đính kèm:
1.BCTC Hop nhat 2016.pdf
2.bctc hop nhat quy 3 2017_VIW.pdf
3.BCTC Quy III.2017 Cty me_VIW.pdf
4.bctc rieng 2016.pdf
5.CBTT_VIW.PDF
Các tin tức khác

>   TDH: Ước lãi 2017 hơn 142 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch (28/12/2017)

>   SPH: Công bố thông tin về việc ký Hợp đồng với đơn vị kiểm toán BCTC năm 2017 (28/12/2017)

>   SCS: Ngày đăng ký cuối cùng lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, trả cổ tức bằng tiền mặt (28/12/2017)

>   HNX: Danh sách chứng khoán đăng ký giao dịch của Bảng Cảnh báo nhà đầu tư tại ngày 29/12/2017 (28/12/2017)

>   SSF: CBTT ký Hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2017 với Công ty kiểm toán AISC (28/12/2017)

>   DTG: Ký hợp đồng kiểm toán (28/12/2017)

>   BSP: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (28/12/2017)

>   Tổng Giám đốc Thế giới Di động sẽ làm Chủ tịch Trần Anh? (27/12/2017)

>   PGC: Thông báo chuyển giao chi nhánh Tổng Công ty Gas Petrolimex tại Bắc Ninh về Công ty TNHH Gas Perolimex Hà Nội quản lý (27/12/2017)

>   NT2: Biên bản và Nghị quyết họp ĐHĐCĐ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (27/12/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật