Thứ Năm, 23/11/2017 07:30

VOS, VNA, DDM và Vinalines VLC ký hợp đồng vận chuyển phân bón với 2 đối tác Malaysia

Vừa qua, các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Vinalines bao gồm CTCP Vận tải biển Việt Nam (Vosco, HOSE: VOS), Công ty Vận tải biển Vinalines VLC, CTCP Vận tải biển Vinaship (UPCoM: VNA) và CTCP Hàng hải Đông Đô (UPCoM: DDM) liên kết lại để ký hợp đồng khung với các tập đoàn lớn của Malaysia như Petronas Chemicals Marketing Ltd, Hemat Marine Sdn Bhd về vận chuyển phân bón.

* Vì sao NOS, VOS cứ mãi đắm chìm trong thua lỗ?

 

Cùng với sự khó khăn của ngành vận tải biển trong một thời gian dài, VOS đã không thoát khỏi tình cảnh chung - đó là chìm trong thua lỗ.

Để giúp các doanh nghiệp vận tải biển thoát cơn bĩ cực, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước tổ chức đấu thầu trong nước đối với các hợp đồng vận chuyển than nhập khẩu bằng đường biển. Các chủ hàng Việt Nam sẽ tạo điều kiện để đội tàu của Việt Nam được vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu nhưng vẫn phải bảo đảm tuân thủ các cam kết về dịch vụ vận tải biển của Việt Nam khi gia nhập WTO. Đây sẽ là cơ hội cho đội tàu Việt Nam tham gia vận chuyển và nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines, công ty mẹ của Vosco) cho biết, cũng đã có những động thái hỗ trợ tiếp theo. Đó là vào đầu năm 2017, Vinalines và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược. Theo đó, Vinalines sẽ cung cấp dịch vụ vận tải bằng tàu hàng rời/sà lan theo nhu cầu của TKV đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế. Trong khi đó, TKV là một khách hàng lớn của các doanh nghiệp vận tải biển, đặc biệt là mặt hàng than xuất nhập khẩu.

Vosco cũng đã có nhiều biện pháp trong những năm qua, từ việc cơ cấu lại đội tàu, thanh lý những tàu già, cũ, không còn phù hợp đến việc tái cơ cấu nợ từ các tổ chức tín dụng trong nước, mua bán nợ theo cơ chế thị trường. Nhưng có lẽ, biện pháp quan trọng nhất mà Vosco đã làm là tìm hướng đi mới để vượt qua khó khăn từ sản xuất kinh doanh.

Vosco hiện đang khai thác 25 tàu, trong đó hơn 1 năm nay thường xuyên có từ 7-10 tàu được Vosco thuê của thị trường bên ngoài. Đây là lần đầu tiên một công ty vận tải biển trong nước áp dụng hình thức này. Thông thường các doanh nghiệp vận tải biển thành viên của Vinalines vẫn đầu tư tàu và cho thuê định hạn, cách làm này ở thời điểm hiện tại nhìn chung vẫn mang lại hiệu quả.

Vừa qua, các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Vinalines bao gồm Vosco, Công ty Vận tải biển Vinalines VLC, CTCP Vận tải biển Vinaship và CTCP Hàng hải Đông Đô (DDM) liên kết lại để ký hợp đồng khung với các tập đoàn lớn của Malaysia như Petronas Chemicals Marketing Ltd, Hemat Marine Sdn Bhd về vận chuyển phân bón. Theo đó, đội tàu vận tải biển của Vinalines do Vosco đứng “điều phối” sẽ vận chuyển phân bón từ Malaysia đi Thái Lan và Philipines. Sản lượng vận chuyển dự kiến từ 1-2 triệu tấn/năm và có thể tăng dần trong các năm tiếp theo.


Đại diện các bên ký hợp đồng.

Theo Vinalines, lãnh đạo Vosco cho biết, phấn đấu những tháng cuối năm với kết quả kinh doanh khởi sắc, sẽ là lần đầu tiên trong vài năm qua, Vosco sẽ hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu và có lợi nhuận cân bằng tháng từ sản xuất kinh doanh sau giai đoạn thua lỗ kéo dài. Cùng với đó, Vosco đang tích cực làm việc với các tổ chức tín dụng để hoàn thành việc tái cơ cấu nợ, qua đó bức tranh chung vào cuối năm của Công ty sẽ sáng sủa hơn nhiều và Công ty sẽ có lãi.

Được biết, năm 2017, VOS đặt kế hoạch tổng doanh thu 1,299 tỷ đồng, xấp xỉ năm 2016 và mục tiêu giảm lỗ tối đa, trong khi năm 2016 lỗ tới 354 tỷ đồng.

Thái Hương

Fili

Các tin tức khác

>   CNC: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (22/11/2017)

>   GSM: Ngày đăng ký cuối cùng Thực hiện tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2017 (22/11/2017)

>   MPC: 10 tháng lãi ròng 557.6 tỷ đồng, tăng 726% so cùng kỳ (23/11/2017)

>   BDP: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2017 (22/11/2017)

>   BTU: Ngày đăng ký cuối cùng lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (22/11/2017)

>   SHI: Đính chính số liệu trên BCTC HN quý 3 năm 2017 (22/11/2017)

>   Xi măng Tam Điệp mất gần hết vốn (22/11/2017)

>   DCL: Nghị quyết HĐQT về việc thống nhất triệu tập ĐHĐCĐ bất thường năm 2018 (22/11/2017)

>   DGC: Nghị quyết HĐQT (22/11/2017)

>   TV2: Nghị quyết HĐQT (22/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật