Vì thương hiệu, SBT sẽ đổi tên sang Thành Thành Công – Biên Hòa
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2017, CTCP Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh (HOSE: SBT) sẽ trình cổ đông thông qua việc đổi tên sang CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa.
* SBT muốn chuyển dịch cơ cấu từ mía sang đường thô để sản xuất đường
Theo SBT, “Đường Biên Hòa là một thương hiệu lớn, đã khẳng định được uy tín và chất lượng đối với người tiêu dùng trong nước và khách hàng thế giới. Nhằm gìn giữ những tinh túy trong thương hiệu Đường Biên Hòa và gia tăng vị thế của SBT sau sáp nhập”, HĐQT SBT trình cổ đông thông qua việc đổi tên Công ty thành CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa.
Bên cạnh đó, SBT dự kiến thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý hiện hành bằng cách lược bỏ Ban kiểm soát nhằm phù hợp thông lệ quốc tế và mục tiêu định hướng của Công ty. Sau khi thay đổi, cơ cấu quản lý gồm ĐHĐCĐ, HĐQT và Tổng giám đốc.
HĐQT SBT cũng trình cổ đông thông qua việc cổ đông lớn là CTCP Đầu tư Thành Thành Công nhận chuyển nhượng 103,018,710 cổ phần SBT (18.5%) để tăng tỷ lệ sở hữu từ 17.5% lên 36% vốn (200,530,000 cp) theo phương thức khớp lệnh hoặc mua thỏa thuận. Ngoài ra, SBT dự định mua 83,552,800 cp làm cổ phiếu quỹ (tỷ lệ 15% vốn từ nguồn thặng dư vốn cổ phần.
Tiêu thụ đường không đạt kế hoạch do tác động của hạn ngạch nhập khẩu bổ sung đường
SBT cho biết đối với ngành đường thế giới, năm 2016 đường trở thành một trong những hàng hóa nóng nhất với mức tăng trưởng hơn 80%. Sau 5 năm thừa cung khiến giá liên tục giảm, giá đường bắt đầu xu thế tăng vào tháng 4/2016 sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong 7 năm. Tuy nhiên giá đường đã quay đầu giảm sau khi đạt đỉnh vào tháng 10/2016. Việc thiếu hụt nguồn cung đường là yếu tố quan trọng thúc đẩy giá đường tăng mạnh thời gian qua vừa rồi được dự báo sẽ kết thúc vào mùa vụ 2017-2018 sắp tới. Nguyên nhân là do thời tiết thuận lợi cho canh tác mía khu vực sản xuất chính của châu Á và dự báo sản lượng đường của Brazil tăng.
Đối với ngành đường trong nước, niên vụ 2016-2017 diện tích mía cả nước chỉ đạt 268,300 ha, giảm 16,067 ha so với vụ trước. Trong đó diện tích ở vùng nguyên liệu tập trung của 25 tỉnh có nhà máy đường là 257,600 ha, giảm 15,205 ha. Đối với những diện tích có hợp đồng và tiêu thụ sản phẩm chỉ đạt 218,343 ha, chiếm 80% tổng diện tích cả nước và giảm sâu so với kế hoạch đầu vụ. Giá đường biến động bất thường, có thời điểm xuống thấp do tác động của đường nhập lậu. Đến ngày 15/08/2017, lượng đường tồn kho tại các nhà máy khoảng 555,000 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 350,000 tấn.
Trong niên độ 2016-2017, SBT đạt doanh thu thuần hợp nhất gần 4,500 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất cũng tăng trưởng 19%, đạt gần 370 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức dự kiến chia cho niên độ này là 6% bằng cổ phiếu.
* Sau sáp nhập, quý 1 lãi SBT tăng nhẹ, mang về khoản phụ trội 5,540 tỷ đồng
Riêng tổng lượng đường tiêu thụ trong kỳ tương đương 83% kế hoạch (192,086 tấn) do ảnh hưởng từ khách hàng ngành nước giải khát và tác động của hạn ngạch nhập khẩu bổ sung 100,000 tấn đường.
Trong niên độ trước, SBT đã sáp nhập CTCP Đường Biên Hòa (BHS), đầu tư chiến lược tại CTCP Mía đường Hoàng Anh Gia Lai tại Lào.
Về kế hoạch kinh doanh niên độ mới, SBT trình cổ đông chỉ tiêu sản lượng đường tiêu thụ 515,000 tấn, tổng doanh thu hợp nhất 9,900 tỷ và lợi nhuận trước thuế 680 tỷ đồng. Tỷ lệ chia cổ tức niên độ 01/07/2017-30/06/2018 là 6-10%. Trường hợp lãi vượt kế hoạch, SBT đề nghị ĐHĐCĐ phê duyệt trích thưởng 5% của phần lợi nhuận trước thuế vượt kế hoạch cho HĐQT và Ban điều hành nhưng không quá 1 tỷ đồng.
* SBT đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất giảm 7%, đạt 9,900 tỷ đồng
* SBT: Thù lao của Thành viên HĐQT Đặng Huỳnh Ức My cao gấp 3 lần Chủ tịch
Minh Hằng
Fili
|