Thứ Ba, 14/11/2017 15:31

Thủ tướng đề nghị cơ chế ASEAN+3 hướng hợp tác vào tăng trưởng kinh tế khu vực

Sáng 14/11, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN - 31 và các hội nghị liên quan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao ASEAN +3. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 (với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), các nhà lãnh đạo nêu bật ý nghĩa quan trọng của năm 2017 khi cơ chế hợp tác ASEAN+3 kỷ niệm 20 năm thành lập.

Trên tinh thần đó, các nhà lãnh đạo đã thông qua “Tuyên bố Manila về kỷ niệm 20 năm hợp tác ASEAN+3” nhằm điểm lại các thành tựu đã đạt được;  khẳng định cam kết tiếp tục tăng cường hợp tác mọi mặt trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tài chính, văn hoá-xã hội; đẩy mạnh giao lưu nhân dân, kết nối doanh nghiệp, và hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng Đông Á.

Các nhà lãnh đạo đánh giá cao vai trò của hợp tác ASEAN+3 trong thúc đẩy hợp tác ở Đông Á trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế có nhiều biến động và chủ nghĩa bảo hộ có chiều hướng gia tăng.

Tại cuộc họp, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc khẳng định cam kết với hợp tác khu vực, tự do thương mại, phát triển kinh tế số, kết nối hạ tầng và mong muốn sớm kết thúc đàm phán RCEP; ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và tiếp tục hỗ trợ ASEAN triển khai hiệu quả Tầm nhìn Cộng đồng 2025.

Các nhà lãnh đạo ASEAN + 3 tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Các nước đánh giá cao các dự án hợp tác của ASEAN+3 trong việc hỗ trợ quốc gia thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển như thu hẹp khoảng cách phát triển, xóa đói giảm nghèo, ổn định tài chính, phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ  và thúc đẩy hợp tác du lịch.

Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo cũng đã thông qua 1 văn kiện khác là  “Tuyên bố của lãnh đạo ASEAN+3 về an ninh lương thực” và ghi nhận 2 văn kiện gồm “Báo cáo tiến trình triển khai Kế hoạch hành động hợp tác ASEAN+3” và “Kế hoạch hành động hợp tác kinh tế ASEAN+3” đã được các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN + 3 thông qua vào tháng 8/2017.

Trong Tuyên bố về an ninh lương thực, các nhà lãnh đạo khẳng định cam kết hợp tác về an ninh lương thực giữa các nước trong khu vực và đề ra nhiều biện pháp triển khai cụ thể, trong đó có nội dung về tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, phối hợp lập trường về các vấn đề biến đổi khí hậu, kiểm dịch qua biên giới và nâng cao sức cạnh tranh của nông dân và các SME hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh ý nghĩa kỷ niệm 20 năm tiến trình hợp tác ASEAN+3, ghi nhận chặng đường phát triển mở rộng hợp tác từ 8 lên 20 lĩnh vực và triển khai hơn 475 dự án trong nhiều lĩnh vực đa dạng từ kinh tế, thương mại đến kết nối, giao lưu nhân dân.

Thủ tướng đánh giá cao sự hỗ trợ của ba nước đối tác trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và duy trì hoà bình, an ninh và ổn định ở khu vực.

Trên cơ sở đó, để nâng cao hơn nữa hợp tác giữa các bên nhằm phục vụ thiết thực lợi ích của người dân, Thủ tướng đề nghị cơ chế ASEAN+3 cần hướng hợp tác vào tăng trưởng kinh tế khu vực, đặc biệt là thương mại, tài chính, cơ sở hạ tầng, thu hẹp khoảng cách phát triển, kết nối và nâng cao năng lực doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng kêu gọi các nước thành viên ASEAN+3 đẩy mạnh hợp tác trong ứng phó với các thách thức an ninh mới nổi, bao gồm tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai và dịch bệnh...

Tại hội nghị, Thủ tướng cũng chia sẻ quan điểm của Việt Nam về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhấn mạnh lập trường nhất quán của ta về vấn đề phi hạt nhân hoá trên Bán đảo Triều Tiên và khẳng định lại lập trường đã được ASEAN thống nhất về Biển Đông, đặc biệt là các nguyên tắc được nêu tại Thông cáo chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 (tháng 8/2017). Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các nước ASEAN đóng góp tích cực vào các nỗ lực chung vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Đức Tuân

Báo chính phủ

Các tin tức khác

>   Đắk Nông xin 900 tỉ đồng xây quảng trường (14/11/2017)

>   Đại gia chạy đua cạnh tranh thức ăn đường phố (14/11/2017)

>   Cơ chế đặc thù cho TP.HCM: Tạo đòn bẩy cho đầu tàu cả nước (14/11/2017)

>   Điều chỉnh tổng mức đầu tư di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu (14/11/2017)

>   Hơn 20 tỷ USD thỏa thuận hợp tác được ký trong một tuần APEC (14/11/2017)

>   Biểu giá bán lẻ điện mới: Dự kiến chia 6 bậc, tính theo % giá bình quân (13/11/2017)

>   Lo vốn cho sân bay Long Thành 'đầu chuột đuôi voi' (13/11/2017)

>   Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: 'Phân cấp mạnh để TP.HCM bứt phá' (13/11/2017)

>   Những tiết lộ về Hiệp định TPP không Mỹ (13/11/2017)

>   Vốn đầu tư nước ngoài: Nhiều con số nhưng thiếu lời giải thích (13/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật