Thứ Năm, 16/11/2017 18:35

Tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 10/2017 đạt 13.66%, kịch bản vào cuối năm sẽ cán mốc 18%

Tốc độ tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 10/2017 tăng 13.66%, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2016. Tốc độ này không có gì đột biến. Kịch bản điều hành cho năm 2017 là tín dụng tăng trưởng ở mức 18% và có điều chỉnh linh hoạt tùy theo diễn biến kinh tế vĩ mô và nền kinh tế.

Chiều ngày 16/11 và sáng ngày 17/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các đại biểu Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng.

Trong phiên chất vấn chiều nay (16/11), trả lời về vấn đề tăng trưởng tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, vấn đề tăng trưởng và các cơ sở, động lực cho tăng trưởng, từ khía cạnh ngân hàng, căn cứ vào Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội, kịch bản điều hành được xây dựng cho năm 2017 là tín dụng tăng trưởng ở mức 18% và có điều chỉnh linh hoạt tùy theo diễn biến kinh tế vĩ mô và nền kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 10/2017 tăng 13.66%, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2016. Tốc độ này không có gì đột biến.

Thống đốc Lê Minh Hưng cũng cho biết, trong báo cáo chi tiết gửi đến đại biểu, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo rõ cơ cấu tín dụng, nhìn vào 10 tháng đầu năm 2017 đã tập trung vào đúng lĩnh vực ưu tiên: Tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực chế biến chế tạo, lĩnh vực phát triển nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ... đã giữ được mức cao hơn so với năm trước và cao hơn mức bình quân các năm. Đây là những lĩnh vực động lực cho tăng trưởng.

“Tăng trưởng tín dụng phải đi kèm với bảo đảm chất lượng và hiệu quả tín dụng, quan trọng là tín dụng phải đưa vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh”, Thống đốc Lê Minh Hưng nêu rõ.

Về giải pháp huy động vốn trong dân và các giải pháp đảm bảo tiền gửi, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, trên thực tế đã chuyển hóa được không ít vàng vào nền kinh tế.

Với ngoại tệ, trong thời gian qua đã có nhiều giải pháp để chuyển hóa nguồn lực này, nhưng việc áp lãi suất gửi ngoại tệ ở mức 0% không có nghĩa chưa chuyển hóa được nguồn lực này, mà thực tế nguồn lực này được chuyển sang đồng tiền VNĐ. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, một lượng rất lớn ngoại tệ từ người dân và tổ chức tín dụng đã được bán cho Ngân hàng Nhà nước.

Liên quan đến cam kết bảo hiểm tiền gửi, trong dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã bổ sung quy định đầy đủ để điều chỉnh nội dung này. “Ngân hàng Nhà nước mong muốn các đại biểu Quốc hội sẽ ủng hộ các chính sách được đưa vào dự án Luật này, nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ, để có các giải pháp xử lý cho các tình huống khác nhau, giữ lòng tin của người gửi tiền”, Thống đốc Lê Minh Hưng nói.

Từ năm 2013, VAMC đã xử lý được 66,000 tỷ đồng nợ xấu

Ngày 21/06, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD (Nghị quyết 42). Cùng với đó, ngày 19/07/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” (Đề án 1058).

Sau khi có Nghị quyết 42, công tác thu hồi, xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC) cũng thuận lợi hơn khi nhiều rào cản trong xử lý nợ xấu được dỡ bỏ.

Theo ông Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc VAMC, từ tháng 8/2017 đến nay, sau khi triển khai việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, VAMC thu hồi được khoảng 5,000 tỷ đồng, đưa tổng số nợ thu hồi từ đầu năm đến nay khoảng 16,000 tỷ đồng.

Tính từ khi thành lập vào năm 2013 đến nay, tổng số nợ xấu mà VAMC đã xử lý đạt 66,000 tỷ đồng, tương đương 3 tỷ USD. Dự kiến từ nay đến cuối năm, VAMC sẽ mua thêm ít nhất 2,000 tỷ đồng nợ xấu của các TCTD theo giá thị trường.

Dự trữ ngoại hối lập kỷ lục 46 tỷ USD

“Từ khi khai mạc phiên họp (19/10) đến nay, dự trữ ngoại hối đã tăng thêm 1 tỷ USD (chỉ sau 1 tháng). Hiện dự trữ ngoại hối Nhà nước đã tăng lên mức 46 tỷ USD, tăng 7 tỷ USD so với đầu năm”, Thống đốc chia sẻ.

Bên cạnh đó, sau triển khai Đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 3%. Ngành ngân hàng cũng đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhằm bãi bỏ và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho DN tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Trong báo cáo công bố hôm 31/10, Moody's Investors Service đã nâng triển vọng đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực” trong vòng 12-18 tháng tới. Đây là lần thứ hai nâng hạng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong vòng 6 năm trở lại đây.

Thu Phạm

FiLi

Các tin tức khác

>   Tín dụng bất động sản: Dư nợ 9%, nợ xấu giảm mạnh (16/11/2017)

>   VietinBank bán khoản nợ 128 tỷ đồng tại Dược Phẩm Hoàng Khang (16/11/2017)

>   Ngân hàng NCB thu giữ tài sản đảm bảo đang thế chấp của CTCP Xây dựng Sài Gòn Phố (16/11/2017)

>   BIDV bán đấu giá dự án kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Việt Hòa – Kenmark khởi điểm gần 830 tỷ đồng (15/11/2017)

>   Đấu giá Saigonbank: 20 nhà đầu tư muốn mua gấp 4 lần lượng đấu giá (15/11/2017)

>   Tỷ giá trung tâm giảm 10 đồng (15/11/2017)

>   Ngân hàng Việt Nam – Những dấu ấn của 10 tháng đầu năm 2017 (15/11/2017)

>   “Sếp ngoại”, từ Techcombank đến Vietcombank (15/11/2017)

>   MaritimeBank: Lãi trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 589 tỷ đồng (15/11/2017)

>   Bảo hiểm tiền gửi 100% khi phá sản ngân hàng? (15/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật