Thứ Tư, 01/11/2017 10:34

SCIC công bố giá khởi điểm chào bán 3.33% cổ phần Vinamilk là 150,000 đồng/cp

Buổi chào bán cạnh tranh dự kiến tổ chức tại HOSE vào ngày 10/11/2017.

Ngày 01/11, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã công bố giá khởi điểm chào bán cạnh tranh 3.33% vốn, tương đương 48.33 triệu cp đang sở hữu tại CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) là 150,000 đồng/cp. Mức giá này khá sát so với thị giá cổ phiếu VNM cũng đang giao dịch quanh mức 151,000 đồng/cp, tăng 2.15% trong vòng 1 tháng qua.

Giá đặt mua của nhà đầu tư tham gia chào bán cạnh tranh không thấp hơn giá khởi điểm và giá sàn của cổ phiếu VNM tại ngày chào bán (10/11/2017). Số lượng cổ phần đặt mua tối thiểu là 20,000 cổ phần, bước khối lượng 10 cổ phần, bước giá 100 đồng.

Như vậy, ước tính tại mức giá khởi điểm, việc bán 3.33% cổ phần Vinamilk sẽ mang về cho Nhà nước khoảng 7,250 tỷ đồng.


Trước đó, Chủ tịch SCIC Nguyễn Đức Chi cho biết việc Thủ tướng Chính phủ quyết định bán 3.33% vốn tại VNM, số cổ phần còn lại sẽ là 36%, vẫn giữ quyền biểu quyết trong các việc quan trọng. Trong thời gian tiếp theo, SCIC có giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 36% hay không sẽ chờ quyết định của Chính phủ. Ông Chi cho biết thêm, nhà đầu tư nước ngoài có thể nâng sở hữu tại VNM lên 100%, Nhà nước không e ngại gì chuyện tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo ông Chi, giá khởi điểm trong đợt này (và cả các đợt trước đây) sẽ xác định trên nguyên tắc định giá trị cổ phiếu VNM theo các phương pháp định giá, căn cứ vào tình hình giá cổ phiếu VNM trên thị trường. Việc bán vốn lần này không phải do đợt trước bán không hết mà phải bán tiếp, quyết định bán là ở Chính phủ - người sở hữu chính tài sản này.

SCIC cũng sẽ không có tiêu chí nhà đầu tư chiến lược trong đợt này, cơ hội được dành cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Tỷ lệ của nhà đầu tư tham gia mua cũng sẽ không bị giới hạn. Được biết, đối với buổi roadshow tại Singapore đã có 24 nhà đầu tư quan tâm, tại HongKong có 11 nhà đầu tư quan tâm đến đợt bán vốn này của SCIC.

Còn nhớ trong lần bán vốn đầu tiên vào cuối năm 2016, VNM đã tổ chức chào bán gần 131 triệu cp (9%) với giá khởi điểm 144,000 đồng/cp. Tuy nhiên, kết quả khiến nhiều người ngỡ ngàng khi hơn 1/3 (40%) số cổ phần đem ra bán bị “ế”; chỉ có tập đoàn đồ uống Singapore F&N quan tâm đăng ký mua 78.4 triệu cp, tương đương 60% số cổ phần chào bán.

So với lần bán vốn đầu tiên, quy chế chào bán lần thứ hai có nhiều điểm mới. Những vướng mắc liên quan đến đặt cọc ký quỹ bằng USD, gia hạn thời gian đăng ký mã số giao dịch, quy trình thanh toán… đã được giải quyết và hướng dẫn xử lý. Trong đó đáng chú ý là nhà đầu tư nước ngoài không cư trú được đặt cọc bằng USD. 

Trường hợp bất khả kháng hoặc không xuất trình được mã số giao dịch hoặc tài khoản vốn đầu tư gián tiếp (VĐTGT), nhà đầu tư phải có đơn xin gia hạn và SCIC có thể xem xét gia hạn thêm tối đa 15 ngày (T+7+15).

Nhà đầu tư Nhà nước được chậm nộp mã số giao dịch, tài khoản VĐTGT; bổ sung hình thức đặt cọc bằng USD, ký quỹ được thực hiện ở tất cả các ngân hàng được phép; cơ chế thanh toán nhà đầu tư chỉ cần phải chuẩn bị đúng 100% giá trị giao dịch.

Thu Phạm

FiLi

Các tin tức khác

>   VFC: Báo cáo tài chính quý 3/2017 của Công ty Mẹ và hợp nhất (01/11/2017)

>   S99: Báo cáo tài chính quý 3/2017 (01/11/2017)

>   UPH: CBTT liên quan đến Nghị quyết Hội đồng quản trị (01/11/2017)

>   PPH: Báo cáo tài chính quý 3/2017 (01/11/2017)

>   TTR: Nghị quyết HĐQT (01/11/2017)

>   PPH: Báo cáo tài chính quý 3/2017 (công ty mẹ) (01/11/2017)

>   VFR: Báo cáo tài chính quý 3/2017 (01/11/2017)

>   CTCK Mê Kông đổi tên thành HFT (01/11/2017)

>   SD9: Báo cáo tài chính quý 3/2017 (01/11/2017)

>   SD9: Báo cáo tài chính quý 3/2017 (công ty mẹ) (01/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật