Thứ Bảy, 25/11/2017 07:45

Rượu Hapro sắp lên UPCoM có gì đáng chú ý?

Nhiều cơ sở được đưa ra cho ý kiến kiểm toán loại trừ đối với BCTC năm 2016, những chỉ tiêu tài chính “không đẹp” đã thực hiện những năm qua và kế hoạch kinh doanh kém khả thi cho năm 2017 là những điều cần lưu ý đối với CTCP Rượu Hapro.

Ngày 23/11/2017, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về việc đưa gần 3.3 triệu cổ phiếu của CTCP Rượu Hapro vào giao dịch trên thị trường UPCoM với mã chứng khoán HAV. Ngày giao dịch đầu tiên là 30/11/2017 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 6,500 đồng/cp.

CTCP Rượu Hapro (HAV) là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - Công ty khá nổi tiếng với thương hiệu Hapro trên thị trường. Ngoài rượu Hapro, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội còn có những thương hiệu con do các công ty thành viên, đơn vị trực thuộc xây dựng và phát triển như: Kem Thủy Tạ, Hapro Bốn mùa, Hapromart, Haprofood, Seika Mart, Gốm Chu Đậu,…

Một số sản phẩm của CTCP Rượu Hapro.

HAV tiền thân là Xí nghiệp rượu Hapro thành lập năm 2005. Tháng 2/2017, Công ty được thành lập mới trên cơ sở từ xí nghiệp này. HAV chuyên sản xuất, chế biến rượu, cồn công nghiệp và y tế. Hoạt động kinh doanh chính mang lại doanh thu cho Công ty là bán hàng. HAV thực hiện sản xuất các mặt hàng như rượu vodka, cồn,… rồi mang bán cho nhà cung cấp, các khách hàng có nhu cầu. Ngoài ra Công ty còn kinh doanh thương mại các mặt hàng doanh nghiệp không sản xuất để tăng thêm lợi nhuận.

Các cổ đông tham gia góp vốn thành lập HAV gồm Tổng Công ty thương mại Hà Nội (tỷ lệ vốn góp 54.58%), CTCP Vang Thăng Long (12.13%), Công ty Đầu tư Phát triển Nhà Hà Nội (18.19%) và các cổ đông nhỏ khác (15.10%). Những cổ đông lớn của HAV từ những ngày đầu đến nay vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu và hiện Công ty không có nhà đầu tư nước ngoài.

Cơ cấu cổ đông của HAV tại ngày 21/09/2017

HAV chính thức trở thành công ty đại chúng vào cuối tháng 8/2017. Vốn điều lệ ở mức gần 33 tỷ đồng và từ khi thành lập đến nay Công ty chưa thực hiện tăng vốn.

Lợi nhuận 2016 chuyển từ lỗ thành lãi nhờ chuyển nhượng quyền thuê đất

Năm tài chính 2016 (01/04/2016-31/03/2017), doanh thu của HAV giảm 45% so với năm 2015. HAV cho biết nguyên nhân là do số lượng hợp đồng về cung cấp các loại đồ uống có cồn giảm mạnh về số lượng cũng như giá trị. Về mặt lợi nhuận, chi phí nguyên vật liệu sản xuất thành phẩm khá cao đẩy giá vốn hàng bán tăng cao khiến lợi nhuận gộp giai đoạn năm 2015 chỉ đạt 704 triệu đồng và năm 2016 âm 225 triệu đồng.

Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh giai đoạn 2015-2016

Lợi nhuận gộp đạt giá trị âm kết hợp với việc phát sinh một khoản lớn trong chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp khiến lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ở mức 1,748 triệu đồng năm 2015 tăng mạnh lên 7,228 triệu đồng năm 2016.

Tuy nhiên, do có lợi nhuận khác đột biến từ hoạt động chuyển nhượng quyền thuê lại đất lô E1, E3 và E2B cụm CNTP Hapro (Gia Lâm, Hà Nội) và thu nhập từ tiền thuê mặt bằng được bên cho thuê giảm đã bù đắp lại lợi nhuận cho Công ty. Theo đó, lợi nhuận sau thuế ghi nhận 3,945 triệu đồng (năm 2015 lỗ 1,960 triệu đồng).

Lô E1, E3 và E2B cụm CNTP Hapro: diện tích đất thuê 17,462 m2, thời gian thuê 48 năm (từ 01/09/2008 đến 01/09/2056), tiền thuê trả một lần.

Lô B5A cụm CNTP Hapro: diện tích đất thuê 6,330 m2, thời gian thuê 48 năm (từ 01/09/2008 đến 01/09/2056), tiền thuê trả một lần.

Các hợp đồng chuyển đổi quyền thuê được hai công ty ký vào ngày 21/12/2016.

Được biết, việc chuyển nhượng quyền thuê đất thực tế là hoán đổi địa điểm thuê giữa HAV và CTCP Vang Thăng Long do nhu cầu sử dụng đất thuê của HAV không lớn. Sau khi chuyển nhượng quyền thuê đất, Công ty lại tiếp tục thuê lại quyền thuê đất tại lô B5A cụm CNTP Hapro (Gia Lâm, Hà Nội) của CTCP Vang Thăng Long.

HAV cho biết thêm, các chi phí chuyển đổi khi thay đổi địa điểm sản xuất kinh doanh đều được ghi nhận vào chi phí năm 2016. Do đó, hoạt động của HAV trong năm 2017 sẽ không chịu ảnh hưởng bởi các khoản chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng quyền thuê đất. Việc chuyển nhượng quyền thuê đất giữa hai công ty chỉ làm chi phí sản xuất kinh doanh từ năm 2017 trở đi có sự giảm nhẹ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không có nhiều sự thay đổi.

Về vấn đề cổ tức, theo giải trình của Ban lãnh đạo, ngay từ khi mới thành lập hoạt động kinh doanh của Công ty đã bị thua lỗ, do đó từ năm 2007 đến nay Công ty không tiến hành chi trả cổ tức cho cổ đông.

Kiểm toán đưa ra nhiều ý kiến kiểm toán loại trừ trong BCTC năm 2016

Chuyển từ lãi sang lỗ nhờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác đột biến, nhưng các con số tài chính năm 2016 của HAV gặp phải rất nhiều vấn đề. Hàng loạt khoản mục trên bảng cân đối kế toán được kiểm toán đưa ra để làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán ngoại trừ:

  • Công ty chưa trích lập dự phòng phải thu khó đòi đối với các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán số tiền 1,627 triệu đồng dẫn đến khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán chưa thể hiện mức độ tổn thất có thể xảy ra tương ứng.
  • Công ty chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với các mặt hàng trong kho kém phẩm chất, cũ hỏng, không còn sử dụng số tiền hơn 418 triệu đồng, dẫn đến khoản mục hàng tồng kho trên bảng cân đối kế toán đang được phản ánh theo giá gốc chứ thay vì giá trị thuần có thể thực hiện.
  • Tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán (31/03/2017), khoản mục số dư chi phí trả trước dài hạn cuối năm tài chính trên bảng cân đối kế toán là 9,510 triệu đồng, trong đó 376 triệu đồng các chi phí của năm trước HAV không phân bổ và 1,867 triệu đồng các chi phí trả trước dài hạn HAV phân bổ không đúng thời gian quy định.
  • Tại thời điểm 31/03/2017, trên bảng cân đối kế toán số dư cuối năm tài chính chi phí trả trước ngắn hạn là 5,615 triệu đồng, trong đó các chi phí của năm trước HAV không phân bổ là gần 5,630 triệu đồng.

Kế hoạch SXKD năm 2017 là “không khả thi và không đủ cơ sở thực hiện”

Năm 2017, chỉ tiêu doanh thu thuần theo kế hoạch của HAV có sự chênh lệch lớn, gấp gần 4 lần so với tình hình kinh doanh thực tế năm 2016.

“Là công ty con của Tổng Công ty thương mại Hà Nội nên kế hoạch sản xuất kinh doanh trong các năm tới sẽ do Tổng công ty ra chỉ tiêu. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm nào sẽ được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm đó. Do đó, năm 2018 Công ty chưa lập kế hoạch sản xuất kinh doanh”, Ban lãnh đạo HAV lưu ý thêm.

Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2017-2018

Nói riêng về kế hoạch kinh doanh năm 2017, dưới góc độ của tổ chức tư vấn, CTCK Tân Việt đánh giá kế hoạch này có những chỉ số cao hơn so với kết quả đã thực hiện được của năm 2016, nhất là về chỉ tiêu doanh thu thuần. Kết hợp với tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất kinh doanh và phân phối lợi nhuận năm 2017 của HAV là không khả thi và không đủ cơ sở thực hiện.

Lao động thường xuyên chỉ gồm 23 người, lương hàng tháng luôn dưới 4 triệu đồng/người

Theo thông tin công bố, tổng số cán bộ công nhân viên có tên trong danh sách thường xuyên tại thời điểm cuối tháng 3/2017 của HAV chỉ gồm có 23 người.

Đáng chú ý, mức lương bình quân chi trả cho nhân viên hàng tháng của Công ty các năm gần đây và cả dự kiến cho năm 2017 luôn dưới 4 triệu đồng/người.

HAV cũng tự đánh giá “so với tình hình các doanh nghiệp khác trong cùng ngành và thuộc Tổng công ty thương mại Hà Nội thì mức lương của Công ty còn thấp”.

Thu Phong

FiLi

Tài liệu đính kèm:
1.1541-tb_2017-11-24_0908_1.PDF
Các tin tức khác

>   Phục vụ Mặt đất Sài Gòn sắp lên HOSE (24/11/2017)

>   LHG: Quyết định thay đổi niêm yết (24/11/2017)

>   DCL: Thông báo niêm yết và giao dịch cổ phiếu thay đổi niêm yết (24/11/2017)

>   SHA: Thông báo niêm yết và giao dịch cổ phiếu thay đổi niêm yết (24/11/2017)

>   Kế hoạch 2017 lãi tăng vọt 650%, ILA chào sàn UPCoM sẽ hút nhà đầu tư? (24/11/2017)

>   VHL: Thông báo chấp thuận niêm yết bổ sung 9,000,000 cổ phiếu (23/11/2017)

>   E1VFVN30: Thông báo niêm yết và giao dịch chứng chỉ quỹ ETF thay đổi niêm yết (23/11/2017)

>   HNX: Quyết định chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu của CTCP TRT (ILA) (22/11/2017)

>   HNX: Ngày 28/11/2017, ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu đăng ký giao dịch của CTCP TRT (ILA) (22/11/2017)

>   TVP: CBTT thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành (22/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật