Thứ Năm, 23/11/2017 15:37

Nhịp đập Thị trường 23/11: Dòng tiền dịch chuyển qua Mid & Small Cap?

Chỉ số VN-Index bất ngờ đổ nhào xuống dưới tham chiếu, tức mất khoảng 14 điểm trong vòng 30 phút, khoảng sau 14h. Sau đó chỉ số phục hồi lại được về trên tham chiếu, nhưng tâm lý chốt lời dường như mạnh hơn, do đó đóng cửa, chỉ số VN-Index chỉ còn tăng hơn 1 điểm, tức 0.11%.

VN30-Index cũng đóng cửa với mức tăng vỏn vẹn 0.08%, dù chỉ có 11 mã tăng giá và 14 mã giảm giá. Biến động 2 chỉ số này cho thấy cùng 1 nguyên nhân là chốt lời trên nhóm Large Cap. May thay, các chỉ số nhóm Mid và Small Cap của sàn HOSE vẫn giữ được sắc xanh, thậm chí các chỉ số sàn HNX vẫn nhưng vẫn còn quá sớm để nhận định rằng dòng tiền đang dịch chuyển qua 2 nhóm này. Ngày mai có lẽ sẽ là phiên rất quan trọng để theo dõi xem liệu có sự chuyển dịch này hay không.

Trong số các cổ phiếu vốn hóa lớn tác động mạnh lên đà giảm của VN-Index chiều nay, GAS là “tội đồ” lớn nhất, với mức giảm giá hơn 2.5%. Ngoài ra, PLX, FPT, BVH, MWG… thậm chí cả VCB cũng quay sang giảm giá.

Trong nhóm ngân hàng, VCB, BIDSTB bất ngờ giảm giá trong phiên chiều, trong khi VIB thì quay trở lại tham chiếu (giảm phiên sáng), còn các mã khác đa số vẫn tăng. Cả VCB và BID đều có thể coi là chốt lời, tuy nhiên chưa rõ lượng bán ròng của khối ngoại có phải là yếu tố chính khiến giá 2 cổ phiếu này giảm hay không.

Trên sàn UPCoM, ACV cũng bất ngờ chốt lời, và giảm gần 1.6% trong phiên chiều, dù tăng hơn 2% trong phiên sáng. Tuy nhiên ngược lại LTG đã hồi giá, và đóng cửa tăng 2.2%.

Nước nổi thuyền lên, thành ngữ này luôn áp dụng được cho nhóm chứng khoán. Nhìn chung cả ngày hôm nay nhóm này diễn biến rất tích cực, nhất là các công ty trong Top đầu như HCM, SSI, VCI, VND… Tuy nhiên đến chiều đã có sự phân hóa khá rõ. VND, VCI giảm trong khi SSI và HCM tăng. Trong số các công ty nhỏ hơn, bất ngờ nhất là VDS giảm sàn 6.2%.

Chứng quyền có bảo đảm CW, 1 sản phẩm phái sinh của sàn HOSE có khả năng sẽ chỉ được giao dịch từ năm 2018. Điều này căn cứ vào ngày có hiệu lực của Thông tư của Bộ Tài chính quy định về CW.

Phiên sáng: Chinh phục mốc 940

Rung lắc trong 2/3 phiên sáng, nhưng kể từ 11h chỉ số VN-Index đã tăng ổn định và đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày là 942.3 điểm (+1.03%). Mốc 940 điểm đã chinh phục xong.

Nhóm ngân hàng có công đầu trong việc đẩy chỉ số sáng nay với 11/13 mã tăng giá. Dù cũng có những thời điểm giảm đà tăng, nhưng đến cuối phiên, nhiều mã đã tăng mạnh hơn như CTG, BID, SHB, MBB… VCB tiếp tục hành trình chinh phục đỉnh cao 50,000 đ/cp. Duy chỉ có VIB giảm nhẹ 0.4%.

Ngoài ngân hàng, 2 nhóm khác có nhiều mã cổ phiếu tăng giá sáng nay là dầu khí và chứng khoán.

Trong nhóm Large Cap bất ngờ nhất có lẽ là 2 “trụ mới” BVH và PLX, chỉ sau 2 phiên tăng giá mạnh thì đến hôm nay lại giảm.

Trên sàn HNX, các chỉ số chính và phụ nhìn chung cũng tăng mạnh, tuy nhiên chỉ số đại diện cho nhóm Mid/Small Cap lại giảm nhẹ 0.16% chỉ trong vài phút cuối phiên sáng. Dòng tiền có lẽ vẫn chưa chịu rời nhóm vốn hóa lớn để chuyển dịch vào các cổ phiếu vốn hóa nhỏ.

DIG tăng giá hơn 4.7% sáng nay dù đã có thông tin về giá khởi điểm của Nhà nước thoái vốn chỉ là 15,000 đ/cp, thấp hơn so với giá trên sàn. Khối ngoại cũng nhân cơ hội giá tăng mà bán ròng gần 400,000 cp.

Liên quan đến ngành sắt thép, thị trường sáng nay nhận được 2 thông tin trái chiều. Thứ nhất là Bộ Công Thương thông báo chưa nhận được thông tin từ phía Mỹ về việc nhiều sản phẩm thép xuất khẩu sang Mỹ có nguồn gốc thật sự từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Bộ Công Thương đang phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi tình hình để phòng tránh gian lận về xuất xứ hàng hóa, gian lận thương mại. Thứ hai là giá thép thế giới đang tăng gần 3% sau phiên thứ Ba, mang lại sự kỳ vọng về giá thép trong nước tăng. Khá nhiều cổ phiếu nhóm ngành này tăng giá sáng nay, nhưng mức tăng nhìn chung khá nhẹ.

10h45: Điều chỉnh có thể đến bất cứ lúc nào

Sau 1 đợt giảm nhẹ diễn ra chừng 30-40 phút sau khi bước vào khớp lệnh liên tục, các cổ phiếu lớn tiếp tục đẩy chỉ số VN-Index đi lên. Chỉ số này hiện đã rất sát mốc 940 điểm. Tuy nhiên, dường như niềm tin vào về 1 sự điều chỉnh có thể diễn ra bất cứ lúc nào đang tăng lên. Có những thời điểm mà những mã vốn hóa lớn bất ngờ giảm nhẹ như FPT, GAS, BVH…

Nhóm ngân hàng vẫn đang tỏa sắc xanh, tuy nhiên điều bất ngờ nhất là cổ phiếu VIB giảm nhẹ, thậm chí có lúc giảm hơn 6% do khoảng cách giữa giá mua cao nhất và giá bán thấp nhất rất lớn (lên đến hơn 1,200 đ/cp).

Cổ phiếu dầu khí, đúng hơn là 1 vài mã lớn như PVS, PVB, PVC, PVD tăng giá khá mạnh sáng nay, cho dù giá dầu thế giới không có sự tăng giá đột biến nào nữa trong ngày hôm qua. Riêng PVS có lẽ tăng còn nhờ khối ngoại mua ròng.

PC1 thông báo đã được UBCKNN chấp thuận nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 39.8% lên 49%. Hiện room cổ phiếu này chỉ còn khoảng 3.7 triệu cp. Ngoài ra, PC1 cũng vừa có quyết định thoái vốn khỏi CTCP Đầu tư An Phú (giải thể công ty này).

Giá cổ phiếu LTG đang hồi lại chút ít sau khi có thông tin công ty sắp trả cổ tức 15% tiền mặt đợt 2/2016, thời gian trả dự kiến cuối tháng 12. Trong tuần qua, giá cổ phiếu này giảm nhẹ quanh mức 45,000 đ/cp.

Mở cửa: Tâm điểm nhóm ngân hàng

VN-Index tiếp tục phá đỉnh năm 2017 với hỗ trợ của các Large Cap như MSN, BHN, CTG, VIC, VCB… Chỉ số sàn HOSE tăng vẫn chủ yếu dựa vào Large Cap. Tuy nhiên 1 số “trụ của ngày hôm qua” đang có dấu hiệu đuối sớm như MWG, PLX, SAB. Các chỉ số của nhóm Mid và Small Cap tuy tăng nhưng mức tăng thấp hơn nhiều.

Chỉ số sàn HNX đang tăng mạnh hơn sàn HOSE. Điều này có được cũng nhờ nhóm Large Cap, dù xét về quy mô lẫn số lượng thì Large Cap sàn HNX vẫn nhỏ và ít hơn nhiều so với HOSE. Ngạc nhiên là chỉ số nhóm Mid/Small Cap HNX đang giảm nhẹ.

Nhóm ngân hàng tiếp tục được quan tâm nhất hiện nay. Hầu hết cổ phiếu nhóm này đều tăng giá, trong đó nổi bật nhất là SHB (+4.9%), KLB (+3.5%), CTG (+3%)…

Quỹ Platium Victory Pte. Ltd đã mua thêm gần 51.35 triệu cổ phiếu VNM, nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên 120.04 triệu cp. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của quỹ ngoại này tăng lên 8.27%, chính thức trở thành cổ đông lớn của VNM.

DIG thông báo Bộ Xây dựng đã có văn bản phê duyệt phương án thoái toàn bộ vốn với thời gian hoàn thành trước ngày 31/12/2017 và giá tối thiểu là 15,000 đồng/cp. Bộ Xây dựng sẽ bán toàn bộ 118.3 triệu cp DIG (49.65% vốn) theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh, thời gian dự kiến thực hiện từ 17/11 đến 16/12/2017. Ước tính số tiền thu được nếu thoái vốn thành công là khoảng 1,774.5 tỷ đồng. Hiện thị giá DIG đang cao hơn giá khởi điểm khoảng 16.7%.

Hoàng Nam

FiLi

Các tin tức khác

>   VN30 Futures 23/11: Niềm tin cho xu hướng tăng trưởng chỉ số cơ sở vẫn rất lớn (22/11/2017)

>   Vietstock Daily 23/11: Large Cap sẽ tiếp tục hút tiền? (22/11/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 22/11: Dòng tiền chảy mạnh vào nhóm ngân hàng (22/11/2017)

>   VN30 Futures 22/11: Cơ hội cho short sale? (21/11/2017)

>   Vietstock Daily 22/11: Thị trường sẽ còn tăng đến đâu? (21/11/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 21/11: Đà tăng giảm bớt, bảo hiểm dẫn đầu (21/11/2017)

>   VN30 Futures 21/11: Kỳ vọng quá lớn (20/11/2017)

>   Vietstock Daily 21/11: Đà tăng “nóng” sẽ kích hoạt áp lực chốt lời? (20/11/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 20/11: Bùng nổ phiên chiều, VN-Index cán mốc 900 điểm (20/11/2017)

>   VN30 Futures Weekly 20-24/11/2017: Short hay nắm giữ vị thế Long? (19/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật