Thứ Hai, 20/11/2017 11:38

Lỗ 5 năm liên tiếp, cổ phiếu "kiên trì" nằm đáy, cổ đông lớn rục rịch thoái, BVG đang có dịch chuyển?

Hoạt động kinh doanh thua lỗ trong 5 năm liên tiếp, cổ phiếu cũng giảm xuống chỉ bằng cốc trà đá, vậy nhưng tại BVG đang bắt đầu có sự dịch chuyển mới khi cổ đông lớn rục rịch thoái vốn...

Sau khi Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực giảm tỷ lệ nắm giữ tại CTCP Đầu tư BVG (UPCoM: BVG) từ mức 9.13% xuống còn 6.96% thì cũng có hai cổ đông lớn đồng loạt bán hết số cổ phần đang nắm giữ tại đây.

Cụ thể, trong ngày 16/11, bà Vũ Thị Quỳnh cũng đã bán hết 1.25 triệu cp, chiếm 12.82% vốn và không còn là cổ đông của BVG.

Tại thời điểm cuối năm 2016, cổ đông lớn của BVG còn có ông Vũ Hữu Trí với tỷ lệ nắm giữ lớn nhất là 22.29%, Trần Anh Vương 10.34% vốn BVG.

Trong khi đó, cổ phiếu BVG đã giảm 94% kể từ khi niêm yết, xuống còn 1,300 đồng/cp (17/11).

Biến động cổ phiếu BVG từ khi lên HNX sau đó bị chuyển xuống UPCoM (20/11/2015) đến nay
BVG bị hủy niêm yết trên HNX từ ngày 21/05/2015 do thua lỗ 3 năm liên tiếp từ 2012-2015 và tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính 2014.

Việc cổ phiếu BVG lao dốc cũng là điều dễ hiểu khi Công ty đã chìm trong thua lỗ 5 năm liên tiếp (lỗ từ năm 2012 và đến năm 2016 vẫn chưa có đồng lợi nhuận nào). Vì thế, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2016 âm 56 tỷ đồng.

Còn các con số cho những tháng đầu năm 2017 vẫn chưa được BVG công bố. Trong khi kế hoạch năm 2017, BVG đặt mục tiêu doanh thu thuần 170 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 4.5 tỷ đồng. Theo BVG, các chỉ tiêu này chưa bao gồm các nội dung công việc liên quan đến kết quả tái cấu trúc doanh nghiệp.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên của BVG cho biết, trong năm nay, Công ty sẽ tái cơ cấu tài chính xử lý dứt điểm nợ xấu tại ngân hàng. Cụ thể, trong năm 2016, BVG đã đàm phán được với ngân hàng về phương án xử lý khoản dư nợ xấu gần 62 tỷ đồng trong đó Công ty sẽ tìm kiếm các nguồn vốn thanh toán dứt điểm toàn bộ dư nợ và xin được miễn toàn bộ lãi đã phát sinh không có khả năng trả nợ tương đương gần 18 tỷ đồng.

Ngoài ra, Công ty cũng sẽ đánh giá và rà soát lại toàn bộ chất lượng tài sản của Công ty và công ty con bao gồm tài sản cố định, các khoản đầu tư, phải thu khó đòi hiện không có hiệu quả; đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, thoái vốn, thanh lý tài sản.

Đồng thời, BVG sẽ tích cực thu hồi các khoản phải thu từ việc thoái vốn các công ty đã được thực hiện trong năm 2016, xử lý các khoản nợ đọng thuế và các khoản vay cá nhân đến hạn cũng như giảm dư nợ ngân hàng tại các công ty con xuống mức an toàn có kiểm soát.

Cuối cùng, BVG cho biết sẽ phát triển hoạt động đầu tư bằng cách tìm kiếm các dự án, cơ hội kinh doanh trong các lĩnh vực đầu tư, dịch vụ tài chính các hoạt động M&A và kinh doanh bất động sản.

Hoàng Nguyên

Fili

Các tin tức khác

>   APF: Trần Đức Thạch - Ủy viên HĐQT, Kế toán trưởng - đã bán 135,760 quyền mua (20/11/2017)

>   APF: Vũ Lam Sơn - Phó Chủ tịch HĐQT - đã bán 38,250 quyền mua (20/11/2017)

>   ADS: Thông báo giao dịch quyền mua cổ phiếu của người có liên quan đến Người nội bộ Vương Quốc Dương (17/11/2017)

>   ADS: Đính chính thông báo giao dịch quyền mua cổ phiếu của người có liên quan đến Người nội bộ Nguyễn Thị Mên (17/11/2017)

>   GDT: Báo cáo kết quả giao dịch mua lại cổ phiếu (17/11/2017)

>   HVG không còn là cổ đông lớn của FMC (17/11/2017)

>   CNG: Báo cáo về ngày không còn là cổ đông lớn Halley Sicav - Halley Asian Prosperity (17/11/2017)

>   BTP: Báo cáo về ngày không còn là cổ đông lớn Halley Sicav - Halley Asian Prosperity (17/11/2017)

>   VSH: Báo cáo về ngày không còn là cổ đông lớn Halley Sicav - Halley Asian Prosperity (17/11/2017)

>   SSI: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Ngô Văn Điểm (17/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật