Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Loạt giao dịch tạo sóng cổ phiếu vút bay
Trong tuần từ ngày 01 đến 08/11, đã có rất nhiều giao dịch lớn được công bố làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt một doanh nghiệp cũng như tạo nên những con sóng giúp cổ phiếu vút bay bất ngờ.
SCIC đăng ký bán hơn 48 triệu cp VNM với mức giá khá sát với thị giá có lẽ là thông tin đã thỏa mãn được trí tò mò của nhà đầu tư khi trước đó mọi ánh mắt đều đổ dồn về những thông tin xung quanh giao dịch "lịch sử" này. Bởi cách đây mấy năm, SCIC không có ý định bán bớt vốn tại VNM khiến nhiều nhà đầu tư tiếc nuối.
Sau thông tin đó, cổ phiếu VNM vẫn có những biến động không theo một xu thế cố định khi phiên lên phiên xuống và hiện đang giao dịch tại 162,500 đồng/cp (09/11), tăng nhẹ hơn 9% trong vòng 1 tháng qua.
HVG muốn thoái hơn 54% vốn "miếng ngon" FMC cũng là tâm điểm chú ý tuần vừa qua. Bởi FMC có hoạt động kinh doanh khá tốt, tuy nhiên do gánh nặng về nợ vay quá lớn đã khiến HVG phải "buông tay". Sau tin này, cổ phiếu HVG đã có tín hiệu tăng trở lại khi ghi nhận 2 phiên trần và 2 phiên xanh điểm gần đây, đã lên 6,180 đồng/cp. Còn FMC cũng lên được 22,000 đồng/cp (09/11), tăng gần 19% trong vòng 1 quý vừa qua.
Trong ngày 03/11, cổ đông lớn nhất tại VIS là CTCP Thương mại Thái Hưng vừa hoàn tất bán bớt gần 15 triệu cp, giảm tỷ lệ sở hữu từ 65.7% còn 45.7% nhằm mục đích cơ cấu lại danh mục đầu tư. Lần giao dịch này được thực hiện với phương thức thỏa thuận và đem về cho Thương mại Thái Hưng khoảng gần 400 tỷ đồng. Ngược lại, đến ngày 06/11, Tập đoàn Thép Kyoei (Nhật Bản) đã ra mắt là cổ đông chiến lược của VIS với tỷ lệ sở hữu 20% vốn. Trong khi đó, cổ phiếu VIS đã có mức tăng khá tốt với hơn 85% để lên mức 26,800 đồng/cp trong 1 năm qua.
Nếu như hai tuần trước đó, đồng loạt lãnh đạo của TTR thoái vốn thì nay đã xuất hiện 5 nhân tố mới đều là cá nhân với tỷ lệ sở hữu từ hơn 10% trở lên. Nhờ đó, cổ phiếu TTR đã có cú tăng trưởng ngoạn mục tới hơn 115% chỉ trong vòng 1 tháng và tới 1,273% trong vòng 1 năm, lên mức 54,200 đồng/cp, mức giá đáng mơ ươc từ trước tới nay của TTR. Dù hoạt động kinh doanh của TTR khá lèo tèo khi năm 2015 lỗ gần 3 tỷ đồng, sang năm 2016 khắc phục được lỗ với khoản lãi 115 triệu đồng. Còn kế hoạch 2017 lãi 400 triệu đồng nhưng đến thời điểm hiện tại chưa thấy TTR công bố bất cứ con số nào.
Cũng từ việc thay đổi cổ đông lớn này, dàn lãnh đạo TTR cũng đã có những xáo trộn nhất định khi cuối tháng 10 vừa qua đã miễn nhiệm Tổng Giám đốc Trịnh Thị Thùy Hương, Phó Tổng Giám đốc Lâm Thanh Tuấn, Kế toán trưởng Cao Thị Ngân Hoa; bãi nhiệm thành viên HĐQT đối với bà Vũ Thị Thìn và bà Trịnh Thị Thùy; miễn nhiệm thành viên BKS với bà Vũ Thị Hải Yến từ ngày 30/10/2017. Đồng thời TTR cũng bổ nhiệm Tổng Giám đốc Phạm Phương Nhi, Kế toán trưởng Nguyễn Thị Thanh Thủy từ ngày 30/10/2017.
Với những thay đổi này, TTR cho biết sẽ triệu tập ĐHĐCĐ bất thường dự kiến trong tháng 11/2017 này.
Ngoài ra, tại SHA ghi nhận hai tổ chức là Đầu tư LGC Việt Nam và Tập đoàn SHC liên tục mua vào lượng lớn cổ phiếu này để tăng sở hữu lên trên 14% vốn. Đây khả năng là cuộc trao tay của SHI đã chính thức thoái hết hơn 6 triệu cp SHA, tương ứng 30% vốn theo phương thức thỏa thuận.
Mặc dù đón nhận sự đổi ngôi cổ đông lớn, nhưng cổ phiếu SHA lại có mức giảm hơn 5% trong 1 tháng qua, xuống mức 8,490 đồng/cp.
Chế biến Thủy hải sản Liên Thành có lẽ nên được mệnh danh là một tay “lướt sóng” cự phách khi liên tục dành thời gian mua bán đồng điệu cổ phiếu KLF. Không rõ lời lỗ hay với mục đích gì nhưng chỉ trong vài ngày từ 26-30/10, Liên Thành đã giao dịch gần 9 triệu cp KLF tại mức giá 4,000 đồng/cp. Và hiện Liên Thành đang sở hữu hơn 10 triệu cp KLF, chiếm tỷ lệ hơn 6%.
Lãnh đạo, người có liên quan và cổ đông lớn đã giao dịch theo công bố từ 01-08/11
|
Lãnh đạo, người/tổ chức có liên quan và cổ đông lớn đăng ký giao dịch
|
Hoàng Nguyên
Fili
|