Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 7 quý liên tiếp, chuỗi dài nhất kể từ năm 2001
Nền kinh tế Nhật Bản đã gạt bỏ sự sụt giảm của chi tiêu tiêu dùng trong quý 3/2017 để ghi nhận chuỗi tăng trưởng dài nhất kể từ năm 2001, qua đó cho thấy các yếu tố kinh tế cơ bản vẫn hoạt động tốt.
Cụ thể, trong giai đoạn tháng 7-9/2017, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng ở mức 1.4% so với cùng kỳ năm trước, nhờ sự cải thiện trong hoạt động xuất khẩu.
Sự suy giảm của chi tiêu tiêu dùng được nhận định chỉ là tình trạng tham thời vì nền kinh tế xứ sở mặt trời mọc gần đạt mức toàn dụng nhân công, qua đó có thể thúc đẩy chi tiêu nội địa trong tương lai.
Chi tiêu vốn và hoạt động xuất khẩu ngày càng cải thiện cũng được dự báo là động lực thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này góp phần xoa dịu nỗi lo lắng về tình trạng lạm phát ảm đạm.
Trong quý 3/2017, GDP Nhật Bản tăng trưởng 0.3% so với quý trước, cùng trùng khớp với ước tính trung bình trước đó.
Kết quả trên đã giúp kinh tế Nhật Bản ghi nhận đà tăng trưởng 7 quý liên tiếp, chuỗi dài nhất kể từ năm 2001.
Nhu cầu từ nước ngoài ròng (tức xuất khẩu từ nhập khẩu) là động lực lớn nhất tạo ra sự tăng trưởng cho kinh tế Nhật Bản, đóng góp 0.5% trong mức tăng trưởng 1.4% của kinh tế Nhật Bản.
Chi tiêu tư nhân – vốn chiếm tới 2/3 GDP – giảm 0.5% so với quý 2/2017, giảm mạnh hơn ước tính trung bình trước đó là 0.3%. Đồng thời, điều này đánh dấu lần suy yếu đầu tiên của chi tiêu tư nhân kể từ giai đoạn 10-12/2015.
Trong giai đoạn tháng 7-9/2017, chi tiêu vốn tăng 0.2% so với quý trước, thấp hơn dự báo tăng 0.3%.
Theo dự kiến, Chính phủ Nhật Bản sẽ thông báo một gói biện pháp kinh tế trước khi khép lại năm 2017, với mục tiêu gia tăng đầu tư vào hoạt động đào tạo kỹ năng và nâng cao năng suất lao động.
Vũ Hạo (Theo CNBC)
FiLi
|