Chủ Nhật, 12/11/2017 08:00

Chuyển động dòng tiền tuần 06-10/11:

Dòng tiền “thiên vị” Large Cap

Tuần giao dịch từ 06-10/11 tuy ghi nhận giảm thanh khoản nhưng nhờ dòng sự kiện tại một số đơn vị mà phần lớn dòng tiền tập trung đổ vào chủ yếu các cổ phiếu Large Cap.

Các chỉ số thị trường đồng loạt tăng điểm tích cực trong tuần 06-10/111 với VN-Index kết thúc tuần tăng mạnh 2.90% đứng tại 868.21 điểm còn HNX-Index đóng cửa tuần tăng 1.93% đang dừng ở 106.37 điểm. Nhưng, thanh khoản trên cả hai sàn đồng loạt sụt giảm. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 143.9 triệu đơn vị/phiên sụt giảm 10.15% so với tuần giao dịch trước; trong khi trên sàn HNX đạt 35.45 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 20.58%.

Thị trường tuy đang trong tình trạng xanh vỏ đỏ lòng nhưng chung quy nhìn lại, VN-Index đã bức phá hơn 24 điểm từ 843.7 lên 868.2 dưới sự dẫn dắt của nhóm Large Cap.

Sàn HOSE đã thể hiện sự tích cực khi có đến 13 mã tăng hơn 100%, trong đó có VNM, NKG, SBT, HTT bức phá từ hơn 200% đến 550%.

VNM và SBT là hai cổ phiếu nằm trong câu chuyện tăng thanh khoản nhờ loạt sự kiện chống lưng. Thanh khoản trung bình tại VNM ghi nhận tăng hơn 235% từ 920,000 cp lên hơn 3 triệu cp/phiên. Nhưng thực chất, chỉ khi càng gần đến ngày 10/11 với sự kiện SCIC thoái vốn thì khối lượng giao dịch mới bắt đầu có biến động từ khoảng 1 triệu đơn vị tăng lên hơn 2 triệu phiên ngày 08 và 09/11. Đến ngày chính thức diễn ra đấu giá (ngày 10/11) thì dòng tiền đổ vào đột biến lên gần 9.3 triệu đơn vị đồng thời ghi nhận sắc tím kịch trần với mức tăng hơn 11,000 đồng/cp.

Được biết trước ngày diễn ra thông tin công bố có đến 19 nhà đầu tư đăng ký mua hơn 73.8 triệu cp, bằng 153% lượng chào bán và kết quả là một tổ chức nước ngoài đã chi gần 9,000 tỷ đồng để đặt lệnh khủng trọn 48 triệu cp với giá đến 186,000 đồng/cp.

Cổ phiếu SBT cũng có thanh khoản tăng đáng kể trong tuần giao dịch từ 06-10/11, nếu như trước đó khối lượng trung bình chỉ khoảng 900,000 cp/phiên thì hiện ghi nhận gần 4.6 triệu cp/phiên, cao gấp 5 lần. Mặt bằng giá tổng thể 5 phiên giao dịch cũng tăng 7.5%, hiện giao dịch tại 21,450 đồng/cp.

Động lực tăng chính yếu cậy vào thông tin xoay quanh câu chuyện hậu sáp nhập, trong lần ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 SBT sẽ trình kế hoạch đổi tên sang Thành Thành Công – Biên Hòa. Đồng thời được biết, nhờ nghiệp vụ sáp nhập Đường Biên Hòa (BHS), lợi nhuận đầu tư liên kết đã được cải thiện kéo theo đó lãi ròng thu về hơn 88 tỷ đồng đạt tăng trưởng 17%.

GTN với động thái đẩy mạnh chiến lược việc thoái vốn để tập trung phát triển mảng cốt lõi sữa và trà đã thổi sự sôi động thanh khoản vào cổ phiếu này khi tăng 150% lên khoảng 900,000 đơn vị, dẫu vậy cổ phiếu lại giảm giá 1.5%.

Không chỉ nhóm thực phẩm – đồ uống hưng phấn, nhóm xây dựng cũng có gương mặt là CII tham gia vào loạt cổ phiếu có thanh khoản tăng tốt. Cổ phiếu này ghi nhận thanh khoản từ 834,000 cp lên hơn 2.3 triệu cp/phiên, tương đương tăng hơn 181%.

Sau khi công bố kết quả quý 3 lỗ ròng 66 tỷ đồng là trong kế hoạch, thì một tuần sau đó có thông tin Chủ tịch Lê Vũ Hoàng muốn gom vào 1 triệu cp với mục đích đầu tư. Song song đó, CII cũng đã hé lộ kế hoạch năm 2020, cụ thể lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ năm 2018 là 1,200 tỷ đồng đến năm 2020 dự đạt 1,800 tỷ đồng.

Sau loạt khối lượng chạy vào hơn 2.8 triệu cp/phiên ở tuần trước đó, FIT đã không còn là cái tên mặn mà với cổ đông khi con số khớp lệnh trung bình ghi nhận hiện chỉ còn khoảng 873,000 cp/phiên, bốc hơi 69% giá trị thanh khoản. Gần đây tại ĐHĐCĐ bất thường 2017, FIT đã có những chia sẻ về các đơn vị liên kết DCL với kế hoạch hợp tác và TSC với dự định thoái vốn mảng hạt giống.

So với những sôi động trên sàn HOSE thì sàn HNX lại có vẻ lặng lẽ hơn khi chỉ có 1 mã tăng hơn 100% là C69, đáng nói là cổ phiếu này gần đây không có thông tin gì hỗ trợ ngoài việc cuối tháng 10 bị Sở GDCK Hà Nội nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường vì từ đầu năm 2017 đến nay đã vi phạm công bố thông tin từ 3 lần trở lên.

Song song đó là cảnh các cổ phiếu đầu cơ lũ lượt xếp hàng trong hàng ngũ giảm thanh khoản như HKB, PVX, VIX, KLF, KSK hay OGC, AMD, QBS cũng rơi rụng.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE

Top những mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HNX

Phúc Mai

FILI

Các tin tức khác

>   13/11: Đọc gì trước giờ giao dịch? (13/11/2017)

>   Vinh danh các doanh nghiệp niêm yết có hoạt động quan hệ nhà đầu tư tốt nhất 2017 (11/11/2017)

>   Tạo cung cầu giả, thao túng cổ phiếu DAH, bà Đào Thị Khuê bị phạt 550 triệu đồng (11/11/2017)

>   Chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị phạt do không báo cáo dự kiến bán 57 triệu cp FLC (11/11/2017)

>   ROS bị phạt 130 triệu đồng do không báo cáo dự kiến giao dịch (10/11/2017)

>   Nhựa Đồng Nai bị phạt 70 triệu đồng do chậm công bố thông tin (10/11/2017)

>   TNT bị phạt 155 triệu đồng do vi phạm công bố thông tin và quản trị công ty (10/11/2017)

>   10/11: Đọc gì trước giờ giao dịch? (10/11/2017)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 10/11 (10/11/2017)

>   Vượt 860 điểm, thị trường chứng khoán đang đối mặt với những rủi ro nào? (10/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật