Chủ Nhật, 12/11/2017 23:51

Đẩy nhanh tiến độ, TPBank sẽ là ngân hàng lên sàn niêm yết thứ hai trong năm 2017?

Nếu kịp hoàn tất việc niêm yết trong năm 2017 như dự định, TPBank sẽ là ngân hàng thứ hai lên sàn chứng khoán sau VPBank năm nay. Trước đó, trên sàn UPCoM, thị trường đã chứng khiến những làn sóng đổ bộ của VIB, KienLongBank (KLB) và LienVietPostBank (LPB).

Gần đây nhất, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) có thông báo về việc chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản nhằm thông qua kế hoạch đăng ký niêm yết cổ phiếu TPBank theo quy định của pháp luật. Ngày chốt danh sách cổ đông là 20/11/2017 và Ngân hàng dự kiến gửi văn bản tới cổ đông không muộn hơn ngày 30/11/2017.

Kế hoạch niêm yết của TPBank trước đó đã được đề cập đến tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2017. Ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT TPBank từng chia sẻ, đến cuối tháng 2, TPBank đã xóa được lỗ lũy kế và đáp ứng điều kiện cần để lên sàn. TPBank cũng dự kiến sẽ lên sàn trong năm 2017, tuy nhiên thời điểm cụ thể thì chưa xác định, một phần vì ban lãnh đạo muốn Ngân hàng ổn định hoạt động kinh doanh trước khi lên sàn.

Tính đến hết tháng 10/2017, lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt 950 tỷ đồng.

Động thái xin ý kiến cổ đông nhằm thông qua việc niêm yết cho thấy TPBank đang từng bước đẩy nhanh tiến độ lên sàn. Điều kiện cần để lên sàn khi xóa được lỗ lũy kế đã được đáp ứng và điều kiện đủ "ổn định hoạt động kinh doanh" như ông Phú đề cập dường như TPBank đã thực hiện khá tốt trong 3 quý vừa qua.

TPBank có gì trước khi lên sàn?

Trước mắt, sau 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt hơn 806 tỷ đồng, gấp 2.3 lần cùng kỳ và vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm (780 tỷ đồng). Đóng góp chính vào sự tăng trưởng lợi nhuận đến chủ yếu từ tăng thu lãi cho vay, lãi dịch vụ và mua bán chứng khoán đầu tư.

Được biết, thu nhập lãi thuần 9 tháng của TPBank vượt mức 2,200 tỷ đồng, tăng trưởng gần 54%. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng tăng gấp đôi lên 126 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng mạnh lên 173 tỷ đồng, cùng kỳ chỉ đạt 27 tỷ đồng.

Mới đây, trong một buổi khai trương điểm giao dịch mới tại Đồng Nai, Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng còn bật mí, lợi nhuận trước thuế 10 tháng đầu năm 2017 của TPBank đã cán mốc 950 tỷ đồng.

Quay trở lại 2 năm về trước, TPBank từng gây bất ngờ cho giới ngân hàng khi là nhà băng đầu tiên vượt kế hoạch năm 2015 chỉ sau 6 tháng. Kết quả này đánh dấu mốc cho việc hoàn tất quá trình tái cơ cấu TPBank như ông Hưng từng chia sẻ. Ông Hưng khi đó cho biết thêm, sau 3 năm thuộc về Tập đoàn DOJI sau thương vụ M&A với FPT, lợi nhuận TPBank tạo ra đã bù đắp được toàn bộ lỗ lũy kế trong quá khứ và Ngân hàng đã có lợi nhuận thực dương, sớm hơn một năm so với dự kiến.

Lợi nhuận trước thuế kế hoạch và thực hiện của TPBank giai đoạn 2013-2017 (Đvt: Tỷ đồng)

Bắt đầu sau một năm kể từ thời điểm tái cơ cấu, lợi nhuận trước thuế của TPBank luôn vượt kế hoạch đặt ra cho cả năm.

Ngoài kết quả kinh doanh, nợ xấu của TPBank cũng được đánh giá là an toàn trong nhóm ngân hàng. Được biết, thời kỳ hậu M&A, nợ xấu của Ngân hàng chỉ dừng ở mức 0.96%. Tính đến cuối tháng 9/2017, nợ nhóm 3-5 cùng tăng khiến tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng lên 0.91% (cuối năm 2016 là 0.57%), tuy nhiên vẫn dưới 1%. Tín dụng tính đến thời điểm này đã cán mốc 21%, dùng hết chỉ tiêu mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao.

Thời điểm mà DOJI bỏ qua một số ngân hàng khác để quyết định hợp tác với TPBank, lý do chủ yếu được ông Đỗ Anh Tú (em trai ông Đỗ Minh Phú và hiện là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng) đưa ra cũng bởi TPBank không bị lún quá sâu vào các hoạt động cho vay rủi ro cao. Nợ xấu của Ngân hàng này năm 2010 là 0.02% trên tổng dư nợ (theo báo cáo thường niên). Và ông cũng bày tỏ sự quan ngại về vấn đề nợ xấu đối với những ngân hàng khác mà ông có dịp tiếp xúc. Ngay cả một số ngân hàng thương mại cổ phần thuộc hàng top về quy mô cũng sa vào các khoản cho vay rất lớn, lên đến hàng ngàn tỷ đồng nhưng chỉ tập trung vào một vài đối tượng thân thuộc nào đó, nguy cơ nợ xấu cũng từ đó mà phát sinh.

Là ngân hàng yếu kém bị buộc phải tái cơ cấu, sau khi đổi tên, đổi chủ sang nhóm của ông Đỗ Minh Phú vào năm 2012, TPBank đang từng bước "thay da đổi thịt". Ngoài các "ông lớn" trong ngành, bên cạnh HDBank ở nhóm ngân hàng tầm trung và OCB ở phân khúc nhỏ hơn, TPBank hiện tại được đánh giá là "những ngôi sao mới nổi" trên bầu trời ngân hàng, hứa hẹn sẽ bứt phá trong thời gian tới. Được biết, mục tiêu của TPBank là gia nhập nhóm ngân hàng có lợi nhuận trước thuế vượt ngưỡng ngàn tỷ đồng và nhiều khả năng Ngân hàng này sẽ đạt được trong năm 2017.

Về giá cổ phiếu, cũng chia sẻ tại đại hội cổ đông 2017 vừa rồi, ông Phú cho biết sau thời điểm 28/02/2017 - thời điểm mà TPBank đã hoàn toàn thoát khỏi lỗ lũy kế và âm vốn thặng dư cổ phần, cổ phiếu của Ngân hàng đã trở lại mệnh giá 10,000 đồng/cp. Tuy nhiên, trên thị trường OTC, cổ phiếu TPBank gần đây đang được mua bán lên tới 19,000-21,300 đồng/cp, cao gấp đôi so với đầu năm.

Giá mua bán cổ phiếu TPBank trên OTC thời gian gần đây


Thu Phạm

FiLi

Các tin tức khác

>   Cựu Chủ tịch GAMI Group trở thành tân Chủ tịch HĐQT Ngân hàng NCB (11/11/2017)

>   Sẽ được rút tiền mặt từ thẻ qua POS đặt tại đơn vị chấp nhận thẻ? (10/11/2017)

>   Lần đầu tiên Việt Nam tự sản xuất mực in tiền (10/11/2017)

>   HDBank: Lãi trước thuế quý 3 vượt ngưỡng 1,000 tỷ đồng, 9 tháng vượt 47% kế hoạch lợi nhuận năm (10/11/2017)

>   Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại vẫn đứng yên (10/11/2017)

>   PGBank sẽ sáp nhập vào MB? (10/11/2017)

>   TPBank: Lợi nhuận trước thuế 10 tháng đạt 950 tỷ đồng (10/11/2017)

>   Thủ tướng yêu cầu tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay (10/11/2017)

>   VIB: Con trai Chủ tịch chi hơn 600 tỷ đồng gom 27.6 triệu cp (10/11/2017)

>   10 tháng, tăng trưởng tín dụng tăng 13.5%, tín dụng vào bất động sản giảm (09/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật