Chủ Nhật, 12/11/2017 09:24

Đầu tư tư nhân phải là “cốt lõi” của đặc khu

Theo kế hoạch, trong tuần này, Dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt sẽ được trình quốc hội xem xét, liên quan đến cơ chế đặc thù cho ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, dự thảo luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đã có bước tiến lớn so với dự thảo đầu tiên, là nỗ lực lớn với cách nhìn mới và mạnh mẽ. Tuy nhiên, luật hiện vẫn khá ôm đồm và chưa phân định rõ đặc khu sẽ là nơi thử nghiệm thể chế hay kiếm tiền thông qua phát triển du lịch, casino... Vì thế chính sách và những ưu tiên đưa ra tại dự luật chưa rõ, chưa hẳn vượt trội.

Cảng Cái Rồng, trung tâm kinh tế của Vân Đồn - một trong 3 đặc khu kinh tế của VN.

Phòng thí nghiệm thể chế quy mô lớn

Theo TS Thành, có 3 vấn đề cần phải nhìn nhận thấu đáo hơn. Thứ nhất là đặc khu có thể có những cách tiếp cận khác nhau, tùy vào lợi thế, “ý đồ” của người tiếp cận. Thứ hai, nhiều nơi làm đặc khu là nơi để thu hút, tiếp cận, học hỏi, làm chủ, cộng với đổi mới sáng tạo, công nghệ, kỹ năng về sau. Điều đó có nghĩa đặc khu có vai trò lan tỏa công nghệ, kỹ năng quản trị, kỹ năng quản lý. Thứ ba, còn nhiều điều chưa thể hình dung hết như CMCN 4.0, các loại hình kinh doanh gắn với CMCN.

“Chúng ta không thể né được các cơ chế mở mà nên chấp nhận và coi đây là phòng thí nghiệm thể chế ở quy mô đủ lớn, tránh những biến động quá lớn chưa hình dung hết được và Việt Nam cần phải có những bước tiếp theo để làm trên phạm vi lớn hơn như xây dựng đồng tiền chuyển đổi, mở cửa tự do tài khoản vốn… Từ đó có những bước tiến vững chắc hơn cho nền kinh tế”, TS Thành lưu ý.

Nguyên Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư cũng cho rằng, đôi khi luật đặc khu quá quan tâm đến vấn đề ưu đãi mà quên đi 2 yếu tố quan trọng hơn là: thứ nhất là dịch chuyển tự do của nguồn lực có vượt được các hiệp định thương mại tự do (FTA) hay ở mức độ dịch chuyển bao phủ; thứ hai là thực thi về thể chế, cấu trúc quyền lực và xử lý tranh chấp.

“Đặc khu là nơi cần có những thể chế để tiến nhanh với thế giới, những điều mới về thương mại, đầu tư, kinh doanh chưa thể hình dung hết và việc xây dựng chính sách, thể chế để thích ứng với những điều mới đó“, TS Thành cho biết.

Yêu cầu “cốt lõi”

Có thể nói, việc thành lập các đặc khu kinh tế với những cơ chế, thể chế phải vượt trội đã nhận được sự đồng thuận cao cùng với nhiều sự thúc giục. “Các bạn cần phải có một bộ luật siêu hạng, không chỉ tập trung những gì tốt nhất hiện có mà phải là tốt nhất cho xu thế trong tương lai để không sớm lạc hậu”, ông Patrick Tay, Phó tổng giám đốc tư vấn chính sách Tập đoàn PWC (Malaysia), chuyên gia tư vấn quốc tế cho dự án luật cho biết.

Trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt lần này, chính sách phát triển KTXH chung của 3 đơn vị hành chính kinh tế là khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sẽ được tập trung đề xuất. Đó là thủ tục đầu tư; chính sách về đất đai, thế chấp tài sản trên đất và sở hữu nhà ở; ưu đãi đầu tư về thuế, tiền thuê đất; phát triển các ngành dịch vụ, du lịch; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao… Cùng đó, để thu hút đầu tư cần phải thu hẹp ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; Gỡ bỏ các hạn chế về thủ tục đầu tư kinh doanh có liên quan đến đất đai, xây dựng, môi trường, xuất nhập khẩu, hải quan và lao động tạo thuận lợi tốt nhất cho các nhà đầu tư.

“Việt Nam có lợi thế và cơ hội lớn để xây dựng Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và Việt Nam sẽ có một đặc khu kinh tế tốt hơn một số nước ở khu vực Đông Nam Á, vì là nước đi sau” - ông Marcin Milosz, Nhóm tư vấn Công ty TNHH Tư vấn Boston nhìn nhận. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, để tạo ra được các yếu tố chủ chốt, mang lại thành công cho các đặc khu, Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt cần đặt ra và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản để thu hút và tạo thành công cho đầu tư tư nhân.

Theo kế hoạch, trong tuần này, Dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt sẽ được trình quốc hội xem xét, liên quan đến cơ chế đặc thù cho ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Nếu không có gì thay đổi, Kỳ họp Quốc hội tháng 5 sang năm, dự thảo Luật sẽ được xem xét thông qua. Có nghĩa rằng, sớm nhất là sang năm, các đặc khu sẽ được hình thành.

Lê Liên

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Chuỗi cung ứng thời bán hàng đa kênh (12/11/2017)

>   Việt Nam - Australia thống nhất sẽ nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược (11/11/2017)

>   TPP chính thức có tên mới, vẫn chờ nước Mỹ quay trở lại (11/11/2017)

>   Gia hạn thời gian điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với phân bón nhập vào Việt Nam (11/11/2017)

>   TPP vẫn ‘sống’ nhưng còn nhiều việc phải làm (11/11/2017)

>   Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đặc khu hành chính để tạo sân chơi mới (10/11/2017)

>   Canada có thể rút khỏi TPP (10/11/2017)

>   Trình luật cho đặc khu: Bỏ hàng loạt rào cản, mở hàng loạt ưu đãi (10/11/2017)

>   Máy chủ và đám mây (10/11/2017)

>   Bài học đặc khu kinh tế của Trung Quốc (10/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật