Thứ Tư, 29/11/2017 15:19

Cuộc chiến thị phần rất khốc liệt, Sabeco đặt kế hoạch 2018 lãi ròng 4,806 tỷ đồng

Tổng CTCP Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đặt mục tiêu cho năm 2018 với tổng doanh thu 35,981 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4,806 tỷ đồng, tăng nhẹ so kế hoạch năm 2017.

* Ngày 18/12 Nhà nước sẽ bán hơn 343.66 triệu cp Sabeco với giá khởi điểm 320,000 đồng/cp

Đó là thông tin được Ban lãnh đạo Sabeco chia sẻ tại buổi giới thiệu đợt bán vốn Nhà nước vào chiều 28/11.

Năm 2018 Sabeco đặt kế hoạch lãi ròng 4,806 tỷ đồng.

Cuộc chiến thị phần bia rất khốc liệt

Tổng Giám đốc Nguyễn Thành Nam cho biết, sản phẩm của Sabeco hiện tập trung ở phân khúc bình dân khoảng 40%, còn 20% ở tầm trung. Thị phần 9 tháng đầu năm 2017 của Sabeco cũng quanh mức 40-41% như năm 2016. Dự kiến đến cuối năm nay sản lượng bia tăng khoảng 4.5% và Sabeco phấn đấu doanh thu sẽ tăng 7-8%.

Cuộc chiến thị phần bia rất khốc liệt, cạnh tranh từng tháng, từng vùng. Trong đó thị phần miền Trung Sabeco chiếm khoảng 40%, miền Tây là 43%.

Sabeco nhận định, thị trường bia Việt Nam có thể tăng tới 2021-2022 và sau đó mới đi xuống. Theo đó, năm 2018 Sabeco sẽ tái cấu trúc toàn bộ hệ thống, thay đổi cơ cấu bán hàng, tấn công trực diện vào đối thủ cũng như sẽ tung ra thêm sản phẩm mới nhắm vào phân khúc trẻ, bởi sản phẩm Saigon Gold vừa qua đã được sự đón nhận nhiệt tình của người tiêu dùng. Với những bước đi đó, Sabeco đặt mục tiêu tăng lên 42-43% thị phần ở phân khúc bình dân, còn phân khúc cao cấp lấn thêm vài %.

Kế hoạch năm 2018, Sabeco đặt mục tiêu tổng doanh thu 35,981 tỷ đồng, tăng 4.38% so kế hoạch năm 2017. Lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 6,008 tỷ đồng và 4,806 tỷ đồng, tăng 5% và hơn 2% so kế hoạch 2017.

Để đưa ra kế hoạch này, SAB dựa trên dự báo tăng trưởng GDP thực tế Việt Nam sẽ đạt khoảng 6.5% trong năm 2017 và tiếp tục tăng trưởng trên 6% cho giai đoạn 2016-2020. Dân số Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng kép bình quân 1%/năm trong giai đoạn này.

Thêm vào đó là triển vọng tăng trưởng tích cực của ngành bia. Năng lực sản xuất hiện tại (1.8 tỷ lít bia/năm) của Sabeco vẫn đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ dự báo tăng trưởng. Ngoài ra, hệ thống kênh phân phối ổn định và có khả năng để đưa sản phẩm gia tăng thêm đến với thị trường và người tiêu dùng.

Thị phần bia của Sabeco chiếm 40.9% năm 2016

Thị phần bia của Sabeco năm 2016 là 40.9%, còn Habeco (BHN) là 18.4%, Heineken chiếm 23%, Carlsberg là 7.6%, Sapporo Holdings chiếm 1.5%, còn lại 8.6% là các đơn vị khác.

Thị phần về sản lượng toàn quốc đạt 39% và hiện Sabeco đang đứng ở vị trí dẫn đầu trong ngành bia Việt Nam theo báo cáo nghiên cứu thị trường cập nhật 6 tháng đầu năm 2017 của Nielsen.

Về hoạt động kinh doanh, bia là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất với trên 85% tổng doanh thu của Sabeco trong giai đoạn 2014-2016. Lĩnh vực rượu, cồn và nước giải khát chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Năm 2016 tiếp tục là một năm đầy thách thức về mức độ cạnh tranh trong ngành bia. Rất nhiều doanh nghiệp gia tăng đáng kể hoạt động đầu tư cho công tác tiếp thị, khuyến mại để chiếm thị phần. Các hãng bia có vốn nước ngoài như Sapporo, Heineken Việt Nam, AB Inbev không ngừng đầu tư, mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất. Chẳng hạn, Sapporo Việt nam đã tăng công suất thiết kế từ 40 triệu lít/năm lên 100 triệu lít/năm. Heineken Việt Nam đang tiến hành nâng cấp nhà máy bia ở Quảng Nam lên 120 triệu lít/năm từ công suất hiện tại 25 triệu lít/năm, AB Inbev khánh thành nhà máy bia 100 triệu lít/năm vào tháng 5/2015. Tập đoàn Masan cũng đã khánh thành nhà máy bia Hậu Giang với công suất 150 triệu lít/năm vào cuối tháng 12/2015, cùng với nhà máy bia tại Phú Yên công suất 50 triệu lít/năm. Ngoài ra, một số chính sách của Nhà nước như tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, hạn chế sử dụng bia rượu… gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nói chung và Sabeco nói riêng.

Ngoài ra, liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, theo quy định, số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bổ sung do thay đổi giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt từ Công ty TNHH MTV Thương mại Bia Sài Gòn sang CTCP Thương mại khu vực của công ty con, công ty liên kết và Sabeco giai đoạn 2007-2015 theo kiến nghị của các cơ quan chức năng là 4,769 tỷ đồng. Sabeco đã hoàn tất việc nộp thuế này trong năm 2016.

Về vấn đề rủi ro tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình của Chính phủ thì mỗi năm tăng 5% cho đến năm 2018 thành 65% và dừng ở đó. Nhưng Sabeco không thấy bị động với động thái này và đã có nhiều phương án để xử lý như điều chỉnh giá cho phù hợp, tăng sản lượng, thị phần. Hay mỗi sản phẩm có một “sứ mệnh” khác nhau tùy từng thời điểm.

Thanh Nụ

Fili

Các tin tức khác

>   TNT: Nghị quyết HĐQT về việc miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc (29/11/2017)

>   SRF: Nghị quyết HĐQT thống nhất và thông qua phương án thực hiện mua cổ phiếu quỹ (29/11/2017)

>   VDS: Nghị quyết HĐQT về việc di dời địa điểm chi nhánh Hà Nội (29/11/2017)

>   BTW: Tăng vay để chống thất thoát nước nhưng vẫn điều chỉnh tăng lãi trước thuế lên 14.5 tỷ đồng (29/11/2017)

>   JVC: BCTC 6 tháng đầu năm 2017 (29/11/2017)

>   JVC: BCTC Hợp nhất 6 tháng đầu năm 2017 (29/11/2017)

>   GND: Nghị quyết HĐQT (29/11/2017)

>   KIP: Công ty ký hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2017 (29/11/2017)

>   FUESSV50: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 28/11/2017 (29/11/2017)

>   Ngôi sao Geru: Kế hoạch không lỗ trong 2 tháng cuối năm (29/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật