Thứ Sáu, 20/10/2017 08:24

Sanest Khánh Hòa: Nóng từ lúc IPO, liệu chào sàn còn hấp dẫn?

Sau khi IPO thành công, Sanest Khánh Hòa dự kiến sẽ chào sàn UPCoM vào ngày 25/10 tới đây. Liệu rằng sức nóng thời điểm IPO có theo đơn vị này cho đến lúc lên sàn?

Triển vọng tăng trưởng chung của ngành

Tổ Yến xưa là sản vật quý và chỉ các nhà vương giả mới đủ tiền mua. Ngày nay, đây vẫn là thực phẩm bồi bổ đắt đỏ. Tổ Yến có thể thu hoạch nhiều nhất ở Khánh Hòa, nơi chim yến làm tổ nhiều nhất ở Việt Nam.

Thị trường tiêu thụ chính của ngành tập trung ở các nước Đông Á, Đông Nam Á và Mỹ. Về nguồn cung, Yến sào chủ yếu được sản xuất tại các Đông Nam Á gồm Indonexia, Thái Lan, Việt Nam và đảo Hải Nam (Trung Quốc), trong đó, Indonexia và Malaysia là hai nước cung cấp lượng Yến sào lớn nhất thế giới, chiếm lần lượt 70% và 20%.

Nguồn: BMI Research 2016

Đối với nhu cầu sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao trong nước cũng có sự gia tăng đáng kể. Theo báo cáo BMI năm 2016, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nước giải khát Việt Nam giai đoạn 2016-2020, CAGR là 11.3%, tổng quy mô doanh thu ngành nước giải khát Việt Nam năm 2020 ước đạt 17,982 tỷ đồng.

Theo nhận định từ phòng phân tích của một CTCK, trong tương lai, các sản phẩm nước giải khát làm từ Yến sào thiên nhiên có tác dụng bồi bổ sức khỏe sẽ dần thay thế các sản phẩm đồ uống có ga và đường hóa học. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nước giải khát sản xuất từ Yến sào thiên nhiên theo đó sẽ tăng trưởng trước xu hướng tiêu dùng vì sức khỏe.

Trước những lợi thế của ngành như vậy nên không ngạc nhiên khi Sanest Khánh Hòa đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư ngay từ thời điểm chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Theo kế hoạch, Công ty TNHH MTV Nước giải khát Sanest Khánh Hòa sẽ IPO hơn 7.97 triệu cổ phiếu với giá khởi điểm 23,000 đồng/cổ phần. Ngay sau thông báo này, đã có 293 nhà đầu tư đăng ký mua tổng cộng lên đến gần 20.7 triệu cổ phiếu, tức gấp 2.59 lần lượng đấu giá.

Kết quả là tại phiên đấu giá diễn ra ngày 11/09, đã có 134 nhà đầu tư trúng thầu với giá trúng thầu bình quân được đẩy lên xấp xỉ 28,000 đồng/cp, tương ứng giá trị gần 223 tỷ đồng.

Lên sàn liệu còn nóng?

Theo thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), ngày 25/10 tới đây, gần 8 triệu cp của Nước giải khát Sanest Khánh Hòa (SKH) sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu 27,800 đồng/cp. Như vậy sau hơn 1 tháng kể từ ngày IPO, Sanest Khánh Hòa sẽ chính thức bước chân vào sân chơi lớn hơn. Câu hỏi đặt ra là liệu rằng Sanest Khánh Hòa có còn giữ được độ nóng cho thời điểm chào sàn như lúc IPO?

Được biết, Sanest Khánh Hòa tiền thân là Nhà máy NGK cao cấp Yến Sào tại xã Cam Thịnh Đông, Tp. Cam Ranh trực thuộc Công ty Yến sào Khánh Hòa được khởi công xây dựng năm 2011. Hiện nay, Sanest Khánh Hòa có 1,000 nhà phân phối khắp cả nước. Bên cạnh đó, sản phẩm nước giải khát cao cấp của Sanest cũng được xuất khẩu sang nhiều thị trường như Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, Hồng Kông…

Năm 2016, Sanest Khánh Hòa đạt mức doanh thu thuần 1,260 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 95.5 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 32% và 22% so với năm 2015.

Sau khi cổ phần hóa, Sanest Khánh Hòa đặt kế hoạch vốn điều lệ không đổi cho đến năm 2019. Doanh thu năm 2017 dự kiến đạt 1,324 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 80.5 tỷ đồng. Đến năm 2019, Sanest Khánh Hòa đặt kế hoạch doanh thu trên 1,515 tỷ đồng và lãi 92 tỷ đồng.

Sanest Khánh Hòa cũng đề ra kế hoạch chi trả cổ tức đều đặn trong 3 năm tới, từ 15.86% lên mức 19.7%. Nếu tính theo giá tham chiếu mà Sanest Khánh Hòa lên UPCoM tại 27,800 đồng/cp, lợi suất cổ tức bằng tiền mặt của SKH đạt gần 6%.

Kế hoạch kinh doanh những năm tới của SKH

Ngoài lợi suất cổ tức hấp dẫn, Sanest Khánh Hòa còn có tiềm năng tăng trưởng nhờ mở rộng công suất. Hiện tại, Sanest Khánh Hòa sở hữu nhà máy Nước giải khát cao cấp Yến sào thứ 2 được xây dựng tại xã Cam Thịnh Đông (TP. Cam Ranh), tổng mức đầu tư 160 tỷ đồng đã đi vào hoạt động với công suất thiết kế ban đầu lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Sanest Khánh Hòa đang có kế hoạch đầu tư mở rộng thêm tại KCN Sông Cầu.

Phương Châu

FiLi

Các tin tức khác

>   HMC: BCTC quý 3 năm 2017 (19/10/2017)

>   HAP: BCTC quý 3 năm 2017 (19/10/2017)

>   DRC: BCTC quý 3 năm 2017 (19/10/2017)

>   DHG: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2017 (19/10/2017)

>   DHG: BCTC quý 3 năm 2017 (19/10/2017)

>   CLW: BCTC quý 3 năm 2017 (19/10/2017)

>   BMC: BCTC quý 3 năm 2017 (19/10/2017)

>   BCE: BCTC quý 3 năm 2017 (19/10/2017)

>   BBC: BCTC quý 3 năm 2017 (19/10/2017)

>   BBC: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2017 (19/10/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật