Thứ Hai, 30/10/2017 15:38

PVD: Quý 3/2017 thoát lỗ ngoạn mục nhờ hoàn nhập quỹ, 9 tháng vẫn âm

Quý 3/2017, PVD thoát lỗ ngoạn mục nhờ lợi nhuận khác ghi nhận 144 tỷ đồng, tuy nhiên lũy kế 9 tháng vẫn chìm trong thua lỗ 227 tỷ đồng, trong khi kế hoạch đặt ra cho cả năm 2017 là không bị lỗ.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2017 của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HOSE: PVD) ghi nhận doanh thu thuần 1,265 tỷ đồng, tăng nhẹ 6 % so cùng kỳ 2016.

Tuy nhiên giá vốn chiếm tới 1,171 tỷ đồng nên lãi gộp chỉ còn 93.6 tỷ đồng, giảm mạnh tới 57% so cùng kỳ. Thêm vào đó, hoạt động tài chính tiếp tục ghi âm 25 tỷ đồng, công ty liên doanh liên kết cũng lỗ 1.3 tỷ đồng (cùng kỳ có lãi tới gần 66 tỷ đồng). Vì thế dù chi phí bán hàng và quản lý đều được cắt giảm mạnh nhưng PVD vẫn lỗ thuần gần 70 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi thuần 41 tỷ đồng.

Tuy nhiên nhờ hơn 144 tỷ đồng lợi nhuận khác (cùng kỳ âm 1.4 tỷ đồng) nên PVD lãi ròng hơn 25 tỷ đồng trong quý 3/2017, gấp 2.5 lần mức 10 tỷ đồng của cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng, PVD ghi nhận 2,713 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 40% so cùng kỳ và vượt 18% kế hoạch. Nhưng PVD vẫn lỗ ròng 227 tỷ đồng, trong khi 9 tháng 2016 có lãi gần 86 tỷ đồng. Được biết, năm 2017, PVD đặt kế hoạch doanh thu 2,300 tỷ đồng và không bị lỗ.

Theo giải trình của PVD, sở dĩ lợi nhuận quý 3/2017 cải thiện so cùng kỳ do số lượng giàn khoan tự nâng hoạt động tăng so với cùng kỳ năm trước (quý 3/2017 là 3.8 giàn so với 2 giàn của quý 3/2016). PVD cũng cắt giảm chi phí và tái cấu trúc doanh nghiệp. Đặc biệt, trong quý 3/2017, PVD đã thực hiện hoàn nhập Quỹ phát triển Khoa học công nghệ năm 2012 chưa sử dụng hết theo quy định.

Cùng với việc thị trường dầu khí đang có những tín hiệu tích cực khi giá dầu đã tăng trên 60 USD/thùng và đơn giá cho thuê giàn khoan trong khu vực đang dần được cải thiện, PVD kỳ vọng sẽ tiếp tục đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn trong thời gian tới.

Tại thời điểm 30/09/2017, tiền và các khoản tương đương của PVD giảm mạnh hơn 1,165 tỷ đồng, xuống còn 1,617 tỷ đồng. Trong khi đó đầu tư tài chính ngắn hạn lại tăng thêm 396 tỷ đồng, lên 2,073 tỷ đồng. Phải thu ngắn hạn cũng tăng nhẹ lên mức 1,857 tỷ đồng, trong đó dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng từ 180 tỷ đồng của đầu kỳ lên tới 335 tỷ đồng. Vay nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng thêm 431 tỷ đồng, lên mức 1,193 tỷ đồng. Vay nợ thuê tài chính dài hạn lại giảm  1,111 tỷ đồng, xuống 3,568 tỷ đồng.

Trên thị trường, giá cổ phiếu PVD trong 1 quý vừa qua đã tăng 11%, lên mức 14,850 đồng/cp (30/10), khối lượng giao dịch bình quân hơn 3 triệu cp/ngày.

Biến động cổ phiếu PVD trong vòng 12 tháng qua

Hoàng Nguyên

Fili

Các tin tức khác

>   LEC: Giải trình biến động LNST BCTC HN và riêng quý 3,2017 so với cùng kỳ năm trước (30/10/2017)

>   TSC: BCTC quý 3 năm 2017 (30/10/2017)

>   TSC: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2017 (30/10/2017)

>   DDM: Báo cáo tài chính quý 3/2017 (30/10/2017)

>   CTW: Báo cáo tài chính quý 3/2017 (công ty mẹ) (30/10/2017)

>   AGP: Giấu chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh (30/10/2017)

>   CVH: Ký hợp đồng kiểm toán năm 2017 (30/10/2017)

>   SRF: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2017 (30/10/2017)

>   SRF: BCTC quý 3 năm 2017 (30/10/2017)

>   HTG: Báo cáo tài chính quý 3/2017 (30/10/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật