Thứ Sáu, 06/10/2017 11:23

Liệu hiện tượng bong bóng dotcom năm 1999 có lặp lại ở Trung Quốc?

Cổ phiếu của các công ty Internet lớn nhất ở Trung Quốc đang trên đà bứt phá đầy ấn tượng trong năm nay, nhưng một số nhà đầu tư cho rằng đà tăng có lẽ đã đi quá trớn, CNNMoney cho hay.

Cổ phiếu của ông lớn thương mại điện tử Alibaba đã tăng hơn gấp đôi, trong khi công ty chuyên về Internet Tencent nhảy vọt hơn 80%. Các ông lớn khác như Baidu và JD.com bứt phá gần 50%.

Đà tăng của các cổ phiếu công nghệ hàng đầu ở Thung lũng Silicon cũng chẳng là gì so với nhóm cổ phiếu công nghệ Trung Quốc. Cụ thể, Facebook chỉ tăng 46% trong năm nay, và Amazon tiến 30%.

“Nhóm cổ phiếu công nghệ Trung Quốc chắc chắn đã bước vào phạm vi bong bóng. Nhiều trong số này dường như có giá quá cao”, Niklas Hageback, nhà sáng lập của quỹ đầu cơ Valkyria Kapital, cho biết.

Một số đợt IPO của các công ty công nghệ Trung Quốc gần đây đã được so sánh với hiện tượng bong bóng dotcom ở Mỹ trong giai đoạn 1999-2000.

Nhà đầu tư thường xem xét giá trị của một cổ phiếu bằng cách so sánh giá thị trường với ước tính lợi nhuận trong tương lai. Dựa trên cơ sở đó, các cổ phiếu Internet của Trung Quốc nằm trong số cổ phiếu đắt đỏ nhất.

Ông Hageback nghĩ rằng những cổ phiếu trên sẽ sớm giảm mạnh nếu các công ty này công bố báo cáo tài chính hàng quý đáng thất vọng trong thời gian tới. Theo ông Hageback, có khả năng nhóm cổ phiếu công nghệ Trung Quốc sẽ rớt ít nhất là 20%.

Nhà đầu tư hiện đang kỳ vọng rất nhiều vào báo cáo tài chính của những ông lớn Trung Quốc. Cụ thể, các nhà môi giới hy vọng lợi nhuận của Tencent sẽ nhảy vọt 50% trong năm vừa qua, còn Alibaba có thể tăng 40%.

Dẫu vậy, vẫn còn đó các dấu hiệu cho thấy một số nhà đầu tư đã và đang thực hiện chốt lời sau một khoảng thời gian tăng mạnh. Cổ phiếu Tencent và Alibaba đã rút khỏi mức cao kỷ lục trong vài tuần vừa qua.

Lịch sử có lặp lại?

Sự điên cuồng vì những cổ phiếu Internet của Trung Quốc đã lan rộng ra những nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Zhong An,công ty bảo hiểm trực tuyến không quá nổi tiếng ở bên ngoài Trung Quốc, đã niêm yết lên sàn chứng khoán ở Hồng Kông và thu về 1.5 tỷ USD trong đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO).

Nhờ vào nhu cầu khổng lồ, chỉ trong vòng 5 ngày, cổ phiếu Zhong An đã nhảy vọt 35% so với giá tại thời điểm IPO.

Dĩ nhiên, nhà đầu tư không bị thu hút bởi lợi nhuận của Zhong An vì Công ty này đang thua lỗ. Tuy nhiên, nhà đầu tư xem Công ty này là một phần của lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) – vốn có sự kết hợp giữa ngành công nghệ và tài chính và đang phát triển vô cùng nhanh chóng trong thời gian gần đây.

Trong một thị trường như Hồng Kông – nơi hiếm khi xuất hiện một đợt IPO – thì đây sẽ là kết hợp “đáng thèm thuồng” dành cho các chuyên viên giao dịch.

Zhong An có một đặc điểm khác thu hút nhà đầu tư: Đó là Công ty này được hậu thuẫn bởi Tencent và Alibaba. Bên cạnh đó, tập đoàn đa ngành SoftBank cũng là một nhà đầu tư lớn trong đợt IPO của Zhong An. Wong Chi-man, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu tại công ty môi giới chứng khoán Galaxy International Securities ở Hồng Kông, cho biết có lẽ họ cho rằng việc có lượng tiền khổng lồ và mối quan hệ doanh nghiệp rộng rãi sẽ góp phần hỗ trợ Zhong An cho đến khi Công ty làm ăn có lời.

Tuy nhiên, những người khác không nghĩ như thế. “Nếu Zhong An là một công ty không được hậu thuẫn bởi các công ty lớn thì có lẽ mọi thứ đã khác”, Anne Stevenson-Yang, nhà đồng sáng lập của J Capital Research, cho biết trong báo cáo gửi tới khách hàng.

Bà Yang so sánh Zhong An với Pets.com – một trong những công ty có danh tiếng ở Mỹ đã sụp đổ khi bong bóng dotcom vỡ ra trong năm 2000.

Các môi giới vẫn khuyến nghị mua

Bất chấp các mối lo ngại, hầu hết các chuyên viên môi giới đều khuyến nghị khách hàng mua các cổ phiếu công nghệ lớn của Trung Quốc, với hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng cao hơn.

Họ cho rằng các công ty như Tencent vẫn có lợi nhuận rất cao và còn có thể thu về nhiều tiền hơn từ các lĩnh vực hiện tại của họ. Bên cạnh đó, họ cũng dấn thân vào các ngành công nghệ đang tăng trưởng nhanh chóng, như lĩnh vực đi chung xe và thương mại điện tử, ở các nền kinh tế mới nổi ở khu vực Đông Nam Á.

Các chuyên gia phân tích ở Jefferies cũng là nằm trong số những người lạc quan về cổ phiếu công nghệ Trung Quốc, cụ thể nhấn mạnh đến tiềm năng to lớn của việc trực tuyến video ở Trung Quốc. Chỉ riêng Tencent, số người đăng ký trả phí cho dịch vụ xem video theo yêu cầu đã tăng gấp đôi trong vòng năm qua.

Tuy nhiên, ông Hageback vẫn không thay đổi quan điểm.

Ông cho biết: “Đây không phải là lúc để đầu tư vào lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc”. Thay vào đó, ông đề nghị hãy xem xét các cổ phiếu bị đánh giá thấp thuộc các lĩnh vực ít hấp dẫn hơn như hàng hóa công nghiệp và thực phẩm./.

Các tin tức khác

>   S&P 500 phá kỷ lục liền 6 phiên, chuỗi dài nhất kể từ năm 1997 (06/10/2017)

>   Triển vọng lợi nhuận lạc quan kích Phố Wall lập kỷ lục 3 phiên liên tiếp (05/10/2017)

>   Phố Wall lại phá kỷ lục mới (04/10/2017)

>   Dow Jones chào đón quý 4 bằng đà tăng hơn 150 điểm (03/10/2017)

>   Chứng khoán Mỹ sắp lao dốc 40-70%? (02/10/2017)

>   Dow Jones và S&P 500 leo dốc 8 quý liên tiếp (30/09/2017)

>   S&P 500 lập kỷ lục mới nhờ đà leo dốc của cổ phiếu y tế (29/09/2017)

>   Jesse Livermore: Cái chết của một thiên tài đầu cơ chứng khoán (kỳ 2) (30/09/2017)

>   Đà leo dốc của lĩnh vực tài chính kích Phố Wall khởi sắc (28/09/2017)

>   Phố Wall gần như đi ngang sau nhận định của Chủ tịch Fed (27/09/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật