Thứ Ba, 31/10/2017 17:33

FLC: Lãi sau thuế quý 3 đạt 87.5 tỷ đồng, phải thu tăng mạnh

Trong quý 3/2017, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của CTCP Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) đạt 87.5 tỷ đồng, tăng trưởng 4%. Đáng chú ý các khoản phải thu của FLC tăng mạnh so với đầu năm.

Cụ thể, doanh thu thuần hợp nhất trong quý 3/2017 của FLC đạt 2,177 tỷ đồng, cao gấp đôi cùng kỳ năm trước. Đồng thời, giá vốn hàng bán của Công ty cũng cao gấp 2.3 lần cùng kỳ với gần 1,870 tỷ đồng. FLC ghi nhận lãi gộp hơn 307 tỷ đồng, tăng nhẹ so với quý 3/2016.

Về hoạt động tài chính, FLC có khoản doanh thu 120 tỷ đồng, cao hơn gấp đôi cùng kỳ trong khi chi phí giảm nhẹ xuống mức 62 tỷ đồng.

Tuy nhiên, các chi phí hoạt động của Công ty đều tăng mạnh trong kỳ nên mức tăng của lợi nhuận sau thuế còn 4%, đạt 87.5 tỷ đồng (lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 86 tỷ đồng).

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2017, tổng doanh thu của FLC đạt hơn 5,200 tỷ đồng, trong đó gồm 1,800 tỷ bán hàng hóa, 2,900 tỷ kinh doanh bất động sản, hơn 500 tỷ đồng cung cấp dịch vụ. Trong đó giao dịch với bên liên quan ROS về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ là gần 980 tỷ đồng.

Về hoạt động tài chính, doanh thu của FLC trong 9 tháng đầu năm đạt 355 tỷ (lãi cho vay 351 tỷ) còn chi phí là 218 tỷ đồng (lãi vay 215 tỷ đồng).

Kết quả FLC đạt lợi nhuận sau thuế hợp nhất gần 230 tỷ đồng trong 9 tháng, giảm 65% so với cùng kỳ năm trước (lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 225 tỷ đồng).

Xét về dòng tiền hoạt động, trong kỳ FLC có lưu chuyển tiền thuần âm gần 390 tỷ đồng chủ yếu do lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư gần 3,875 tỷ (chi mua sắm, xây dựng tài sản 2,900 tỷ; chi cho vay, mua các công cụ nợ 3,160 tỷ…).

Tính đến 30/09/2017, phải thu ngắn hạn của FLC tăng mạnh từ gần 6,720 tỷ lên 9,280 tỷ đồng.

Trong đó, phải thu từ bên liên quan là CTCP Xây dựng FLC Faros (HOSE: ROS) tăng từ 160 tỷ lên 612 tỷ đồng. Phải thu khách hàng là bên thứ ba gồm CTCP Quản lý sân Golf Biscom tăng từ 32 tỷ lên 450 tỷ đồng, Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Huy Hoàng phát sinh gần 130 tỷ đồng,…

Khoản phải thu về cho vay của FLC cũng tăng đáng kể từ 4,530 tỷ lên 5,735 tỷ đồng. Trong đó, Công ty TNHH Sản xuất và XNK Huy Hoàng (đại diện pháp luật là Trịnh Thị Thúy Nga) tăng từ 1,120 tỷ lên 1,330 tỷ đồng; CTCP Vật tư Thiết bị và Xây dựng Đô Thành Hà Nội (đại diện pháp luật là Trịnh Văn Đại) tăng từ 857 tỷ lên 1,363 tỷ đồng; Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu Vietexco (cùng địa chỉ với FLC) tăng từ 907 tỷ lên 1,208 tỷ đồng…

Ngoài ra, khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang của FLC cũng tăng gần gấp đôi so với đầu năm lên mức 4,475 tỷ đồng, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là Dự án Khu chức năng Đô thị Đại Mỗ và Dự án Công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại tại 256 Cầu Giấy (Hà Nội)…

Hàng tồn kho của FLC đã giảm mạnh từ 1,240 tỷ xuống còn 346 tỷ đồng. Trong đó giảm mạnh nhất là hàng hóa bất động sản từ 993 tỷ xuống 172 tỷ đồng.

Anh Đức

FiLi

Các tin tức khác

>   TTF: Doanh thu tăng mạnh, lãi ròng quý 3 đạt 8 tỷ đồng, thoát cảnh thua lỗ (31/10/2017)

>   SCR: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2017 (31/10/2017)

>   SCR: BCTC quý 3 năm 2017 (31/10/2017)

>   SRT: Báo cáo tài chính quý 3/2017 (31/10/2017)

>   LCS: Báo cáo tài chính quý 3/2017 (31/10/2017)

>   SJE: Báo cáo tài chính quý 3/2017 (công ty mẹ) (31/10/2017)

>   SAM: BCTC quý 3 năm 2017 (31/10/2017)

>   SAB: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2017 (31/10/2017)

>   ROS: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2017 (31/10/2017)

>   ROS: BCTC quý 3 năm 2017 (31/10/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật