Chủ Nhật, 15/10/2017 21:31

Đề xuất bổ sung một số quyền cho DATC

Theo Bộ Tài chính, ngoài các quy định hiện hành, việc xây dựng Nghị định đề xuất bổ sung một số quyền hạn trong hoạt động kinh doanh chính như sau: Bổ sung DATC có quyền yêu cầu chủ nợ và các bên liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến khoản nợ và tài sản khi DATC thực hiện triển khai tiếp nhận nợ và mua nợ, tài sản theo phương án chỉ định của Thủ tướng Chính phủ; bổ sung DATC có quyền của chủ nợ đối với khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ; quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm.

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC).

Bộ Tài chính cho biết, từ khi thành lập và chính thức đi vào hoạt động năm 2004 đến nay (hơn 13 năm), về cơ bản DATC đã hoàn thành chức năng và nhiệm vụ được giao, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện các nhiệm vụ mới trong giai đoạn tiếp theo.

Cụ thể, DATC đã tích cực tham gia mua, xử lý nợ xấu khoảng 80,000 tỷ đồng (trong đó 63,000 tỷ đồng mua, xử lý nợ xấu theo cơ chế chỉ định; 17,142,6 tỷ đồng mua, xử lý nợ trực tiếp theo cơ chế thị trường) góp phần không nhỏ trong việc xử lý nợ xấu chung của nền kinh tế, vai trò là công cụ của Chính phủ trong quá trình thực hiện xử lý nợ xấu và thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp.

DATC đã tiếp nhận nợ và tài sản của 2,628 doanh nghiệp Nhà nước (gồm 1,022 doanh nghiệp của Trung ương và 1,606 doanh nghiệp địa phương), với tổng giá trị các khoản nợ và tài sản tính theo sổ sách kế toán đã tiếp nhận là 4,425.9 tỷ đồng đã góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp, thúc đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, hoạt động của DATC thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: Chưa có cơ chế mang tính đột phá phù hợp với đặc thù hoạt động trong hoạt động mua bán nợ, văn bản pháp lý cao nhất là Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thành lập DATC và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính; sau khi mua lại nợ xấu thì quyền chủ nợ của DATC cũng tương tự như quyền của các chủ nợ trước đó, do vậy việc xử lý thu hồi nợ của DATC cũng gặp khó khăn như các chủ nợ cũ.

Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính vẫn còn hạn chế so với nhu cầu xử lý nợ (vốn điều lệ ban đầu 2,000 tỷ đồng và đã được nâng lên 6,000 tỷ đồng trong năm 2016), trong khi thời gian tới, DATC sẽ tập trung xử lý nợ, tái cơ cấu các doanh nghiệp có quy mô nợ lớn hơn.

Do vậy, việc xây dựng Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của DATC nhằm hoàn thiện thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý cho sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán, xử lý nợ, tài sản; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của DATC, góp phần giải quyết nợ xấu, nợ tồn đọng trong nền kinh tế, phục vụ cho định hướng của Chính phủ trong tái cơ cấu nền kinh tế.

Bổ sung thêm quyền hạn, chức năng cho DATC

Theo Bộ Tài chính, ngoài các quy định hiện hành, việc xây dựng Nghị định đề xuất bổ sung một số quyền hạn trong hoạt động kinh doanh chính như sau: Bổ sung DATC có quyền yêu cầu chủ nợ và các bên liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến khoản nợ và tài sản khi DATC thực hiện triển khai tiếp nhận nợ và mua nợ, tài sản theo phương án chỉ định của Thủ tướng Chính phủ; bổ sung DATC có quyền của chủ nợ đối với khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ; quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm.

Bên cạnh đó bổ sung DATC có quyền đề nghị sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thu giữ, hoàn thiện hồ sơ pháp lý đối với tài sản bảo đảm để đạt được mục tiêu xử lý nhanh tài sản bảo đảm, thu hồi nợ; yêu cầu Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm hoặc tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ của DATC; bổ sung DATC được thực hiện bán cả lô cổ phần kèm nợ phải thu và các hình thức khác phù hợp với đặc thù hoạt động…

Việc bổ sung thêm một số quyền sẽ tạo thuận lợi cho DATC tham gia và thực hiện tốt các nhiệm vụ (kể cả theo chỉ định của Chính phủ) trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.

Anh Tuấn

Fili

Các tin tức khác

>   VPBank hỗ trợ 1 triệu USD cho cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam (13/10/2017)

>   Ngân hàng giữ nguyên tỷ giá (13/10/2017)

>   Sửa đổi, bổ sung quy định về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai (13/10/2017)

>   Công cuộc “lột xác” Sacombank dưới bàn tay Chủ tịch Dương Công Minh (12/10/2017)

>   Ngân hàng Nhà nước liên tục giảm giá mua USD (12/10/2017)

>   Dự trữ ngoại hối Việt Nam lập kỷ lục mới (12/10/2017)

>   Chính thức ban hành quy định về phương pháp tính lãi tiền gửi của tổ chức tín dụng (12/10/2017)

>   Eximbank phản hồi khoản nợ xấu bị thanh tra (11/10/2017)

>   Lãi suất liên ngân hàng tăng nhẹ, NHNN hút ròng 12,000 tỷ đồng (11/10/2017)

>   Thêm tính năng – Thăng hoa trải nghiệm cùng Sacombank eBanking (11/10/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật