Thứ Hai, 25/09/2017 08:24

Vì sao Masan quyết chi đến 6,000 tỷ đồng mua lại 115 triệu cổ phiếu quỹ?

"Giá cổ phiếu bình quân trong thời gian vừa qua thấp hơn giá trị thực của Công ty, Masan tin rằng việc mua lại cổ phiếu sẽ là cách tối ưu để sử dụng lượng tiền mặt hiện có."

Hội đồng quản trị của CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) vừa thông qua phương án mua lại tối đa 10% tổng số cổ phần phổ thông làm cổ phiếu quỹ, tùy theo điều kiện thị trường. Phương thức giao dịch là khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận.

Như vậy, với khoảng 1,148 triệu cp đang lưu hành, MSN dự kiến mua lại tối đa 115 triệu cp làm cổ phiếu quỹ. Tạm tính tại mức giá 52,000 đồng/cp chốt phiên 22/09/2017, MSN ước phải bỏ ra gần 6,000 tỷ đồng để mua lại số cổ phiếu này. Được biết, tổng số cổ phiếu quỹ nắm giữ của Công ty trước khi thực hiện mua lại là hơn 9.2 triệu cp, đây là số cổ phiếu MSN mua lại vào đầu tháng 10/2016.

Thời gian dự kiến giao dịch tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện giao dịch và sau khi được UBCKNN chấp thuận.

Nguồn vốn để mua lại cổ phần dự kiến được lấy từ thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối căn cứ vào BCTC công ty mẹ tại ngày 30/06/2017 đã được soát xét. Theo báo cáo tài chính Công ty mẹ, tại thời điểm cuối tháng 6/2017, MSN có hơn 6,855 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần và 827.5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

"Giá cổ phiếu bình quân trong thời gian vừa qua thấp hơn giá trị thực của Công ty, Masan tin rằng việc việc mua lại cổ phiếu sẽ là cách tối ưu để sử dụng lượng tiền mặt hiện có và phản ánh kỳ vọng vào chiến lược cũng như dự báo tài chính của Công ty", đây là lý do được Ban lãnh đạo MSN đưa ra về kế hoạch mua cổ phiếu quỹ.

Về phía cổ đông, MSN cho biết việc mua lại một mặt sẽ tạo thanh khoản cho cổ đông, mặt khác các cổ đông còn lại có thể hưởng lợi từ tầm nhìn chiến lược trong thời hạn 3 năm.

Thị giá tăng 35% so với đầu năm, giá trị thực nằm ở mức nào?

Nếu tính theo giá điều chỉnh, cổ phiếu MSN thời gian qua đã tăng hơn 35% so với thời điểm đầu năm 2017 lên mức 56,300 đồng/cp chốt phiên 18/09, đạt đỉnh trong vòng 2 năm trở lại đây. Tuy nhiên, các phiên sau đó đã lùi dần về ngưỡng 52,000 đồng/cp (chốt phiên 22/09).

Nói thêm về diễn biến giá trong vòng hai năm qua, từ vùng đáy quanh ngưỡng 40,000-41,000 đồng/cp, cổ phiếu MSN vẫn đi lên nhưng không biến động nhiều. Tuy nhiên, tính riêng 2 tháng gần đây nhất, MSN đã bật tăng hơn 30% về giá trị. Khối lượng giao dịch trung bình chỉ xấp xỉ 420,000 cp/phiên, trước đó cũng tăng mạnh lên hơn 945,000 cp/phiên, nhiều phiên vượt ngưỡng 1.5 triệu cp thời gian này.

Diễn biến giá cổ phiếu MSN trong vòng hai năm gần đây

Nửa đầu năm 2017, cổ phiếu MSN cũng thu hút sự quan tâm của khối ngoại khi ghi nhận những đợt sang tay khối lượng lớn điển hình như Credit Suisse (Hong Kong) Limited đã chuyển nhượng hơn 10 triệu cp MSN cho CTCP Masan và hai cá nhân vào đầu tháng 5/2017; hay Private Equity New Markets II K/S (PENM) đăng ký bán thỏa thuận toàn bộ hơn 60 triệu cp MSN, tương đương 5.27% vào tháng 4-5/2017.

Thực chất, giao dịch của PENM tại MSN là chuyển nhượng cổ phiếu cho Công ty Quản lý quỹ KKR (Mỹ) theo các thỏa thuận đầu tư đã công bố trước đó, giao dịch này có giá trị 100 triệu USD.

Ngoài khoản này, Quản lý quỹ KKR còn ký kết thỏa thuận đầu tư 150 triệu USD vào Masan Nutri-Science để sở hữu 7.5% cổ phần. Đây là khoản đầu tư thứ hai của KKR vào MSN, sau khoản đầu tư vào Masan Consumer Corporation với tổng giá trị 359 triệu USD.

Tiền mặt ngàn tỷ, Masan làm gì?

Theo MSN, tiền mặt hiện có, cùng với việc mua lại cổ phiếu phổ thông đợt này sẽ được dùng để hoàn trả các khoản vay có lãi suất cao, sử dụng lượng tiền lớn để "sẵn sàng" tăng thêm sở hữu tại các công ty thành viên.

Tính đến cuối tháng 6/2017, lượng tiền của MSN đạt gần 6,700 tỷ đồng. So với các năm trước và nhất là mức 15,000 tỷ đồng vào cuối năm 2016 thì lượng tiền nói trên đã giảm. Như vậy, với quyết định mua lại cổ phiếu quỹ lần này, số tiền phải bỏ ra chiếm phần lớn lượng tiền MSN đang có.

Về việc tăng thêm sở hữu tại các công ty thành viên, gần đây nhất (08/09/2017), HĐQT MSN vừa phê duyệt việc tăng vốn góp tại Công ty TNHH Tầm nhìn Masan (Masan Horizon) từ 6,616.8 tỷ đồng lên tối đa 13,116.8 tỷ đồng, tương ứng số vốn góp tăng thêm tối đa 6,500 tỷ đồng.

Việc góp vốn có thể được thực hiện thành nhiều đợt, chậm nhất vào ngày 31/12/2017. Được biết, Tầm nhìn Masan là công ty con sở hữu trực tiếp bởi MSN, trong đó Tập đoàn đang sở hữu 99.9% vốn tại đây. Tầm nhìn Masan có hoạt động kinh doanh chính là tư vấn quản lý đầu tư.

Nửa đầu năm 2017, MSN ghi nhận 18,019 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận thuần hợp nhất sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 455 tỷ đồng.

Theo Ban lãnh đạo Công ty, các khoản đầu tư chiến lược nhằm hỗ trợ người chăn nuôi và tối ưu hóa hàng tồn kho giảm làm giảm lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2017, nhưng ước tính lợi nhuận thuần 6 tháng cuối năm 2017 sẽ vào khoảng 1,945-2,345 tỷ đồng, tăng 10.7%-33.5% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, lợi nhuận thuần hợp nhất sau lợi ích cổ đông thiểu số cho cả năm 2017 đạt mức 2,400 – 2,800 tỷ đồng (năm 2016 là 2,791 tỷ đồng) và dự kiến doanh thu thuần sẽ tương đương kết quả của năm 2016.

Giữa tháng 6/2017, Ngân hàng Techcombank (MSN đang là cổ đông lớn nhất sở hữu 15% vốn) cũng đã thông báo tạm hoãn phương án tăng vốn điều lệ để tiến hành mua lại cổ phiếu quỹ.

Đến giữa tháng 8/2017, Techcombank cho biết đã mua 172,353,345 cp làm cổ phiếu quỹ (trên tổng số lượng 221,951,968 cp đề xuất mua lại) với giá bình quân 23,445 đồng/cp, tương đương giá trị hơn 4,000 tỷ đồng. Khối lượng này đúng bằng toàn bộ lượng cổ phiếu mà Ngân hàng Hong Kong Thượng Hải (HSBC) nắm giữ trước đó tại Techcombank, tương đương 19.41% vốn.


Tài liệu đính kèm:
20170922_20170922 - MSN - NQ HDQT thong qua phuong an mua lai CP lam CP quy & Thong cao bao chi.pdf

 

Các tin tức khác

>   TVS: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến CĐNB Lê Thị Lương và Đinh Dũng (22/09/2017)

>   TDH: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến CĐNB Phạm Thị Xuân Lan (22/09/2017)

>   Vietnam Holding Ltd trở thành cổ đông lớn của Gỗ Đức Thành (23/09/2017)

>   SVI: Thông báo giao dịch cổ phiếu của CĐNB Nguyễn Thị Hường (22/09/2017)

>   DBT: Cơ khí Ngân hàng đã thoái gần 50% vốn (23/09/2017)

>   ACM: Tổng Giám đốc Phạm Thị Thúy Hạnh đăng ký bán 2 triệu cp (25/09/2017)

>   NTC: Huỳnh Hữu Tín - Phó Tổng Giám đốc - đã bán 77,400 CP (22/09/2017)

>   C21: Nguyễn Thị Anh Thư - Ủy viên HĐQT - đã bán 0 CP (22/09/2017)

>   APF: Phạm Văn Lâm - Thành viên BKS - đã bán 0 CP (22/09/2017)

>   BT1: Đặng Văn Thông - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc - đăng ký mua 18,068 CP (22/09/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật