Thứ Năm, 07/09/2017 08:46

Giữa “cơn khát” mở rộng đầu tư, CII, HTI và HT1 lại dính án BOT

CII, HTI, HT1 và CTCP Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ (PMG) là những cái tên đầu tiên được xướng lên khi Thanh tra Chính phủ bắt tay vào thanh tra các dự án BOT. Trong đó, riêng CII dính dáng đến 2 trong 6 dự án với con số thất thoát ước tính hơn 1,400 tỷ đồng, tương đương 67% tổng mức sai phạm.

Thất thoát hơn 2,000 tỷ đồng tại 6 dự án BOT

* Sai phạm hơn 2.000 tỉ đồng tại 6 dự án BOT ở TP.HCM

Được khơi mào từ lình xình tại dự án BOT Cai Lậy, làn sóng hoài nghi về hiệu quả những dự án BOT theo đó trỗi dậy mạnh mẽ. Trước luồng ý kiến trái chiều của dư luận, Thanh tra Chính phủ phải nhập cuộc thanh tra lại toàn bộ dự án BOT đã và đang triển khai đầu tư.

Kết luận ban đầu cho biết, từ năm 2010 đến giữa năm 2015 trên địa bàn TPHCM có 13 dự án BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), BT trong lĩnh vực giao thông, môi trường đang được triển khai với giá trị gần 33,000 tỷ đồng của 8 nhà đầu tư. Trong đó có 5 dự án thuộc lĩnh vực giao thông đã hoàn thành với tổng mức đầu tư hơn 7,000 tỷ, 8 dự án đã ký hợp đồng hoặc đang triển khai với tổng mức đầu tư gần 26,000 tỷ đồng.

Đồng thời, Thanh tra Chính phủ cũng đã tiến hành rà soát 6 dự án gồm: Dự án xây dựng cầu Phú Mỹ; Dự án đường kết nối cầu Phú Mỹ (CTCP Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn An Sương - An Lạc (HTI); Dự án Xa lộ Hà Nội; Dự án cầu Bình Triệu 2 (CII); Dự án xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào khu công nghiệp Phú Hữu (HT1).

Qua đó phát hiện sai phạm chủ yếu xoay quanh việc UBND TPHCM đã không xây dựng, công bố hoặc công bố chậm danh mục đầu tư dự án. Mặt khác, việc lựa chọn nhà đầu tư các dự án chủ yếu thực hiện theo hình thức chỉ định thầu không đúng quy định pháp luật. Dẫn đến tình trạng dự án chậm tiến độ, bổ sung vốn ngoài kế hoạch ban đầu, đẩy con số thất thoát lên hơn 2,000 tỷ đồng.

Riêng CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (HOSE: CII) chiếm đến 2 dự án được điểm tên là Xa lộ Hà Nội và Cầu Bình Triệu 2 với con số sai phạm hơn 1,400 tỷ đồng. Ngay sau đó, CII liền phát đi giải trình với nội dung việc bổ sung 1,410 tỷ đồng chi phí đền bù giải tỏa trên địa bàn tỉnh Bình Dương là thuộc phạm vi dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội, và đã được chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, không phải là UBND TPHCM.

* CII nói gì về sai phạm hơn 1,400 tỷ đồng tại dự án BOT

Dính án BOT giữa “cơn khát” mở rộng đầu tư

Về CII, với định hướng đẩy mạnh việc đầu tư dự án trọng điểm cũng như hoàn tất những dự định M&A, từ đầu năm đến nay Công ty đã liên tục tăng vốn khủng. Trong đó, ngày 26/07 vừa qua, Công ty đã hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ 200 triệu trái phiếu đảm bảo giao dịch với mệnh giá 100,000 đồng nhằm tăng quy mô vốn. Chưa hết, đến ngày 15/08, Công ty tiếp tục thu về 300 tỷ đồng trái phiếu chỉ sau 5 ngày phương án được thông qua.

* Sợ rớt khỏi VN30 và đầu tư các dự án lớn, CII muốn huy động vốn "khủng"

Cơn khát vốn đỉnh điểm của CII là sắp tới đây, Công ty sẽ phát hành hơn 123 triệu cổ phiếu CII với giá 10,000 đồng/cp, tổng giá trị đợt chào bán này lên đến gần 1,847 tỷ đồng. Theo chia sẻ của CII, việc giải ngân vốn sẽ tập trung vào các dự án như: Dự án 152 Điện Biên Phủ, hợp tác đầu tư với HongKong Land để phát triển một số dự án bất động sản trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội, Dự án BOT cầu đường Bình Triệu (phần 2 – giai đoạn 2). Phần vốn còn lại sẽ dùng để cơ cấu các khoản nợ cũng như dùng để duy trì tỷ lệ sở hữu tại CTCP Đầu tư Cầu đường CII (CII B&R) và mua cổ phiếu tăng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Năm Bảy Bảy (NBB).

Tại ĐHĐCĐ 2017, cổ đông CII cũng đã thông qua phương án phát hành bổ sung 500,000 cổ phiếu ESOP, thời gian thực hiện dự kiến trong năm nay. Trên thương trường quốc tế, CII cũng kế hoạch phát hành 20 triệu USD trái phiếu chuyển đổi với giá 38,500 đồng/cp cho nhà đầu tư Hàn Quốc là Rhinos Asset Management trong quý 3/2017, tổng giá trị chuyển đổi lên đến 60 triệu USD.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017 của CII cũng khá đẹp mắt, khi mà doanh thu tăng gấp đôi lên mức 1,007 tỷ, đồng thời doanh thu tài chính tăng mạnh đã đẩy lãi ròng nhảy vọt từ 165 tỷ lên 1,576 tỷ đồng, tương đương mức tăng 856%. Theo CII, nguyên nhân khiến doanh thu tài chính trong kỳ đột biến xuất phát từ việc đánh giá lại các khoản đầu tư vào công ty con.

Như vậy, kết thúc nửa chặng đường đầu với những con số kinh doanh viên mãn, phát hành ồ ạt nhằm bổ sung vốn đầu tư dự án lớn, cũng như cơ cấu lại nợ vay, giảm áp lực về tài chính đã khiến CII thời gian qua khá nổi trội trên thị trường. Song, đến nay trước thông tin sai phạm hơn 1,400 tỷ đồng sau thanh tra, liệu rằng có ảnh hưởng tiêu cực đến chặng đường tiếp theo của Công ty?

* HTI: Chiến binh BOT “thầm lặng”

Không chỉ riêng CII, 2017 cũng là một năm đẩy mạnh mở rộng đầu tư của CTCP Đầu tư Phát triển Hạ tầng Idico (HOSE: HTI) với tổng nhu cầu vốn dự kiến tăng hơn 193% lên mức 540 tỷ đồng. Những dự án trọng điểm nằm trong kế hoạch phát triển của HTI bao gồm: Dự án xây dựng bổ sung cầu mới Tân Kỳ Tân Quý thuộc dự án BOT Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1, đoạn An Sương - An Lạc (tổng đầu tư đạt 312 tỷ đồng); Dự án Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn An Sương – An Lạc; Dự án Đầu tư xây dựng cầu vượt Gò Mây,…

Còn với CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HOSE: HT1), khối lượng đầu tư thực hiện 2017 theo kế hoạch của Công ty đạt hơn 460 tỷ đồng, trong đó xây dựng đạt 133 tỷ, thiết bị đạt 99 tỷ và xây dựng khác đạt 229 tỷ đồng. Nguồn vốn thanh toán đạt 525 tỷ đồng, HT1 cho biết sẽ chi 390 tỷ vốn tự có, 135 tỷ còn lại sẽ huy động từ nguồn vốn khác.

Về hoạt động kinh doanh, giai đoạn 2012-2016 nhìn chung HTI và HT1 tăng trưởng tương đối. Riêng CII mặc dù doanh thu ghi nhận giảm song do doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh khiến lãi ròng Công ty 5 năm liền đi lên khá đều đặn.

Kết thúc nửa đầu năm 2017, HTI đạt 172 tỷ đồng doanh thu, giảm 25% so với cùng kỳ, song do giá vốn giảm đáng kể khiến lãi ròng Công ty ghi nhận tăng hơn 39%, đạt 46 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, do tình hình thị trường xi măng gặp nhiều khó khăn khiến HT1 ghi nhận doanh thu chỉ đạt 2,152 tỷ đồng, tương đương con số thực hiện cùng kỳ năm 2016. Song, hoạt động tài chính kém hiệu quả khiến lãi ròng Công ty giảm hơn một nửa về mức 115 tỷ đồng.

Giao dịch cổ phiếu CII, HT1 và HTI 6 tháng đầu năm

Nửa đầu năm, giá của cả ba cổ phiếu CII, HTI và HT1 đều biến động tương đối mạnh, nhìn chung vẫn đang trong xu hướng giảm điểm. Những phiên gần đây, trước thông tin sai phạm dự án BOT, thị giá cổ phiếu ba đơn vị trên cùng chung cảnh đỏ điểm. Hiện thị giá cổ phiếu CII đạt 34,000 đồng/cp, HT1 đạt 16,050 đồng/cp và HTI đạt 18,500 đồng/cp (chốt phiên 05/09)./.

Các tin tức khác

>   DNP: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 15 do tăng vốn điều lệ (05/09/2017)

>   EID: Báo cáo tài chính bán niên năm 2017 (05/09/2017)

>   DZM: Báo cáo tài chính bán niên năm 2017 (05/09/2017)

>   HDO: Báo cáo tài chính bán niên năm 2017 (05/09/2017)

>   ART: Nghị quyết HĐQT (05/09/2017)

>   HTC: Báo cáo tài chính bán niên năm 2017 (05/09/2017)

>   HTC: Báo cáo tài chính bán niên năm 2017 (công ty mẹ) (05/09/2017)

>   AMV: Báo cáo tài chính bán niên năm 2017 (05/09/2017)

>   AMV: Báo cáo tài chính bán niên năm 2017 (công ty mẹ) (05/09/2017)

>   MBB: Ngân hàng TMCP Quân Đội tăng vốn điều lệ (05/09/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật