Thứ Tư, 20/09/2017 14:19

Bức tranh toàn cảnh về thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô trong tháng 8/2017

Trong phần lớn thời gian của năm 2017, các thành viên thuộc OPEC có tham gia vào thỏa thuận cắt sản giảm lượng đã làm tốt hơn so với những quốc gia bên ngoài về phương diện tuân thủ thỏa thuận. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi trong tháng 8/2017. Lần đầu tiên kể từ khi thỏa thuận có hiệu lực, các nhà sản xuất bên ngoài OPEC – đứng đầu là Nga – đã cắt giảm vượt hơn hạn ngạch cam kết, Bloomberg cho hay.

 

21 thành viên của thỏa thuận đang chung tay cắt giảm gần 1.8 triệu thùng/ngày, và trong đa số trường hợp sử dụng mức tháng 10/2016 làm điểm khởi đầu. Được biết, Iran được phép gia tăng nhẹ sản lượng, trong khi 2 thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) là Libya và Nigeria được miễn tham gia vào thỏa thuận. Còn Nga thì chịu trách nhiệm cắt giảm đến 50% hạn ngạch dành cho các nhà sản xuất ngoài OPEC.

Trong tháng trước, 10 nhà sản xuất ngoài OPEC có tham gia vào thỏa thuận đã đạt được mức độ tuân thủ là 119%, cao hơn rất nhiều so với mức 69% trong tháng 7/2017, dựa trên các tính toán của Bloomberg từ dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

IEA cho biết sự gia tăng về mức độ tuân thủ của các nhà sản xuất ngoài OPEC một phần là do hoạt động bảo trì các mỏ dầu ở các quốc gia là Nga và Kazakhstan. Được biết, Kazakhstan lần đầu tiên tuân thủ đúng với mức hạn ngạch cam kết trong thỏa thuận.

Theo các ước tính của Bloomberg dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp, mức tuân thủ của OPEC ở mức 94% trong tháng 8, cao hơn mức 85% trong tháng 7/2017. 6 trong số 12 thành viên OPEC đạt được mục tiêu cắt giảm. Một số quốc gia như Ả-rập Xê-út và Angola thì cắt giảm nhiều hơn hạn ngạch. Theo nguồn tin thân cận, OPEC ước tính mức độ tuân thủ của họ là 96% trong tháng 8.

Giá dầu đã tăng hơn 20% kể từ khi rơi xuống mức thấp nhất trong năm 2017 được xác lập trong tháng 6/2017. Việc bảo trì các mỏ dầu, nhu cầu dầu mạnh hơn và mức độ tuân thủ cao hơn đã hỗ trợ giá dầu thô. Tuy nhiên, giá dầu Brent vẫn còn ở dưới mức cao nhất trong năm 2017 là 57.10 USD/thùng – vốn được xác lập hồi tháng 1/2017.

Trong tháng này, IEA cho biết nhu cầu dầu toàn cầu năm 2017 chuẩn bị tăng mạnh nhất kể từ năm 2015. Một báo cáo từ OPEC cho thấy tổ chức này cũng nâng ước tính về lượng dầu thô cần cung ứng cho năm sau. Được biết, thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ hết hạn vào tháng 3/2018, nhưng OPEC đang bàn luận về phương án gia hạn thỏa thuận nếu như tình trạng dư cung tiếp tục bước vào năm thứ 4, theo nguồn tin thân cận./.

Các tin tức khác

>   Dầu rút khỏi đỉnh 7 tuần (20/09/2017)

>   Dầu đi ngang sau khi vọt 5% trong tuần trước (19/09/2017)

>   Quy hoạch vùng nhiên liệu để đảm bảo đủ nguồn cung xăng Ethanol (17/09/2017)

>   Dầu chứng kiến tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 7 (16/09/2017)

>   Loạt doanh nghiệp khí gas bị loại khỏi thị trường (15/09/2017)

>   Leo dốc liền 4 phiên, dầu lên cao nhất trong hơn 6 tuần (15/09/2017)

>   Dầu vọt hơn 2% lên đỉnh 5 tuần (14/09/2017)

>   IEA: Nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng vượt dự báo trong năm 2017 (13/09/2017)

>   Sản lượng dầu từ OPEC giảm lần đầu tiên kể từ tháng 3 (13/09/2017)

>   Dầu tăng 2 phiên liên tiếp khi sản lượng OPEC sụt giảm (13/09/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật