Thứ Năm, 10/08/2017 15:20

Nhịp đập Thị trường 10/08: Tâm lý thay đổi liên tục trong phiên chiều

Có thể nói cổ phiếu BID phản chiếu 1 phần nào đó chỉ số VN-Index trong phiên chiều nay, khi liên tục nâng lên nhờ lực cầu rồi lại bị hạ xuống do cung tăng. Đóng cửa, cả BID lẫn VN-Index đều giảm.

Không chỉ VN-Index, các chỉ số phụ sàn HOSE lẫn chỉ số sàn HNX cũng bị ảnh hưởng dẫn tới những dao động tương tự. VN30 tuy đóng cửa cao hơn tham chiếu (743.42 điểm) nhưng cũng có những thời điểm chuyển sang trạng thái giảm. SAB đóng vai trò trụ đỡ cho VN30, bên cạnh đó còn FPT, VNM, MSN..., ngược lại với ROS và nhóm cổ phiếu ngân hàng.

1 điểm bất ngờ khác trên sàn HOSE là nhóm Mid Cap và Small Cap đều giảm mạnh hơn so với Large Cap. Điều này ngược lại so với giao dịch gần đây. Có lẽ nhiều người đang kiên quyết chốt lời khi mà nhiều mã trong số này tăng giá, và nhờ cả lực đẩy từ margin.

Sàn UPCoM tuy có nhiều mã tăng trần nhất, nhưng chỉ số lại giảm mạnh nhất trong phiên chiều nay.

Sàn chứng khoán phái sinh cũng kết thúc phiên giao dịch đầu tiên với 487 hợp đồng được “sang tên đổi chủ”, ¾ số đó thuộc về loại hợp đồng ngắn hạn nhất (VN30F1708), mà hợp đồng này sẽ đáo hạn vào ngày 24/08 tới. 2/4 hợp đồng giảm điểm, là 2 hợp đồng ngắn hạn nhất, tuy nhiên điểm đóng cửa vẫn cao hơn điểm số VN30.

Nhóm chứng khoán giao dịch ảm đạm trong phiên chiều nay, nhất là nhóm cung cấp dịch vụ cho TTCK phái sinh. BSI giảm sàn trong phần lớn thời gian giao dịch chiều nay, có lẽ là do có mối liên hệ với BID. Bất ngờ là AGR cũng giảm sàn, dù trước đó tăng liên tiếp 10 phiên sau khi có kết quả kinh doanh tích cực hơn về quý 2.

Nhóm mía đường tăng giá trong phiên chiều, trừ SBT. KTS bất ngờ tăng hơn 6%. Có hiện tượng bắt đáy cổ phiếu SBT, khi mà mã này đã giảm sàn 4 phiên trong tuần này. Lượng giao dịch đã tăng lên hơn 1.5 triệu cp ngay khi có tin cổ đông lớn SBT đăng lý mua 14 triệu cp, tuy nhiên khi cầu bắt đáy tăng thì cung giá sàn tăng còn mạnh hơn. Ngược lại, BHS tăng giá 3.2% với 3.6 triệu cp khớp lệnh. Thanh khoản trên BHS cũng rất tốt trong tuần, ngược lại với SBT.

Nhóm BĐS không phục hồi nổi trong phiên chiều, HAR, ITCPDR giảm sàn. Sau khi HOSE công bố thông tin về việc xử phạt PDR liên quan đến thuế, nhiều người lo ngại khả năng HOSE sẽ loại PDR khỏi danh sách được giao dịch ký quỹ trong thời gian tới.

Phiên sáng: Bất an cho phiên chiều

VN-Index sau khi bật tăng từ 10h và kéo dài đến gần hết phiên sáng thì lại giảm về sát mức tham chiếu, mang lại cảm giác bất an cho phiên chiều. PLX, PC1VJC có lẽ là yếu tố chính cho diễn biến này, bởi VN30-Index vẫn tăng tới 0.24% nhờ SAB, MSN, VNM,… nhưng cổ phiếu ngân hàng, với tâm điểm là BID mới là điều đáng quan tâm nhất, bởi dù đã bác bỏ tin đồn, nhưng BID vẫn giảm gần 2%.

Kể từ hôm nay, chỉ số VN30 sẽ được NĐT chú ý nhiều hơn, cụ thể là so sánh chéo với giá HĐTL trên sàn phái sinh. Tính đến cuối phiên sáng, điểm số VN30 vẫn thấp hơn so với cả 4 hợp đồng, dù ¾ hợp đồng đang giảm giá.

UPCoM-Index đi ngược so với 2 chỉ số chính HOSE và HNX, khi giảm suốt 2/3 thời gian của phiên sáng nay, và đang dừng lại ở 54.8 điểm (-0.43%). SDI, LTG, MCH hay VEF đang là yếu tố chính khiến chỉ số này giảm. LTG đang ở mức giá gần như là thấp nhất kể từ khi lên sàn. Tương tự, MCH dù tăng nhẹ sau khi thay lãnh đạo, nhưng cũng đang chơi vơi ở mặt bằng giá thấp nhất kể từ khi lên sàn đến nay.

Đã có gần 175 hợp đồng phái sinh được giao dịch sáng nay, chủ yếu ở kỳ hạn ngắn nhất (tháng 8). ¾ hợp đồng đang giảm giá, nhưng vẫn cao hơn so với điểm số của chỉ số cơ sở, điều này một phần có lẽ là do giá tham chiếu đặt ở mức cao. 

Kể từ sau 10h, cổ phiếu SAB bắt đầu bứt phá và tăng hơn 3% trong sáng nay, góp phần lớn giúp VN-Index lẫn VN30 tăng điểm. Thông tin về việc thoái vốn nhà nước khỏi SAB theo 3 đợt, trong đó đợt 1 là quan trọng nhất, đang là yếu tố hỗ trợ lớn nhất giá cổ phiếu này.

Ngoài SAB, VN30 còn được 1 số Large Cap khác hỗ trợ như VNM (dù có thông tin về việc chuẩn hóa lại nhãn hiệu sữa tươi hay tiệt trùng trên bao bì từ năm tới) hay MSN, CII, PVD… Tuy nhiên ở chiều ngược lại, những cổ phiếu đang hãm đà tăng của VN30 là SBT, ROS, NVL

Nhóm ngân hàng đang phân hóa. BID tiếp tục giảm gần 2%, VCB, MBB, CTGACB cũng đang giảm nhẹ nhưng STB, KLB tăng giá, thậm chí NVB dư trần (+9.7%).

SBT đang có hiện tượng bắt đáy, khi lượng mua sàn tăng vọt lên hơn 1.4 tr.cp, và có thông tin bà Đặng Huỳnh Ức My đăng ký mua 14 tr.cp SBT theo phương thức khớp lệnh trong vòng 1 tháng từ hôm nay. Tuy nhiên lượng mua tăng lên thì lượng bán sàn cũng tăng lên, khiến giá SBT vẫn nằm sàn suốt phiên sáng. Ngược lại, giá BHS lại đang tăng 1.4%.

Sáng nay không phải là ngày may mắn cho nhóm chứng khoán (trừ ART), dù thị trường phái sinh đã chính thức vận hành. Chỉ có HCM tăng giá nhẹ, những công ty cung cấp dịch vụ phái sinh khác như SSI, BSI, VND hay MBS đều đứng yên hay giảm nhẹ. Có lẽ thanh khoản thấp trên TTCK phái sinh là yếu tố khiến NĐT thất vọng về dự báo doanh thu và lợi nhuận tăng thêm cho các công ty chứng khoán, nhưng thực sự còn quá sớm để bàn về chuyện đó.

ART tăng trần phiên thứ 7, cũng là 7 phiên kể từ khi chào sàn UPCoM. Tuy cùng là cổ phiếu ngành chứng khoán, nhưng có lẽ ART tăng giá nằm ngoài những yếu tố đang tác động lên ngành này.

PDR giảm hơn 6% sau khi có thông tin HOSE ra thông báo xử phạt về việc chậm nộp thuế. Tổng số thuế phải nộp là 700 triệu đồng. Tuy nhiên, điều NĐT lo sợ là công ty này sẽ bị đưa ra khỏi danh sách được phép giao dịch ký quỹ (margin).

Cũng giảm hơn 6% trong nhóm bất động sản sáng nay là HAR với lượng dư bán sàn gần 800,000 cp, tuy nhiên có lẽ đây là hiện tượng chốt lời kéo dài từ hôm qua.

10h30: VN-Index giảm, nhưng nhìn chung giao dịch tích cực hơn

Thị trường tưởng chừng đã hoàn toàn thoát khỏi bóng ma tin đồn, khi mà cả BID nói riêng và nhiều cổ phiếu lẫn chỉ số nói chung đều tăng vượt tham chiếu ngay sau khi bước vào đợt khớp lệnh liên tục, tuy nhiên đến 10h, VN-Index quay trở lại với màu đỏ.

BID đang giảm nhẹ 0.5% ở mức 20,300 đ/cp sau khi từng tăng lên 20,800 đ/cp. Dù sao đi nữa, màu xanh cũng trải rộng trên nhiều Large Cap, đem lại tâm lý tích cực hơn hẳn so với hôm qua. Đang có hiện tượng phục hồi nhẹ sau khi giảm khủng ngày hôm qua. SAB, MSN hay VNM đang đóng vai trò dẫn dắt thị trường.

Nhóm ngân hàng chỉ có NVB tăng mạnh gần 7% lên 7,700 đ/cp. Nhiều mã khác đang giữ nguyên ở tham chiếu.

Nhóm chứng khoán đang có phân hóa mạnh, chưa chắc là do yếu tố phái sinh. SSI, MBS, VND giảm dù các công ty này được cung cấp dịch vụ phái sinh.

Nhóm dầu khí đang tăng giá tích cực, điển hình như PVD, PVS, ấn tượng nhất là PXT tăng 6.2%. Giá dầu đang dao động quanh ngưỡng 50 USD/thùng trong vài ngày qua, nhìn chung không biến động mạnh dù thế giới đang căng thẳng trước diễn biến Mỹ - Bắc Triều Tiên.

Nhóm thủy sản (cá tra) vẫn chưa thấy dấu hiệu giao dịch tích cực hơn dù có thông tin cho rằng việc xuất khẩu vào Mỹ vẫn diễn ra bình thường.

Theo số liệu trên bảng giá phái sinh, đến lúc này có hơn 120 hợp đồng được giao dịch, chủ yếu nhắm vào kỳ hạn ngắn nhất (VN30F1708 đáo hạn vào ngày thứ Năm tuần thứ 3 của tháng 8 này, tức ngày 24/08). Giá hợp đồng này giảm chừng 1% so với tham chiếu, tất nhiên vẫn cao hơn so với điểm số VN30 bên chứng khoán cơ sở. Lượng lệnh chất 2 bên mua và bán vẫn rất ít, cho thấy có lẽ là NĐT cò con đặt để quen với cơ chế giao dịch mới. Với tỷ lệ ký quỹ 10% và giá như hiện tại, chỉ cần bỏ ra dưới 8 triệu đồng là đặt được 1 hợp đồng, điều này mang lại dễ dàng thuận tiện cho người chơi, đồng thời mang lại cảm giác dễ “thao túng giá” hơn.

Mở cửa: NĐT đặt lệnh thăm dò trên TTCK phái sinh

Sáng nay 10/08, HNX đã làm lễ khai trương chính thức TTCK phái sinh. Đây là mốc sự kiện trọng đại cho TTCK Việt Nam nói chung.

Theo thống kê đã có hơn 2,450 tài khoản sẵn sàng cho giao dịch loại chứng khoán vô cùng mới này. Điểm nổi bật nhất của giao dịch phái sinh là cho phép nhà đầu tư (NĐT) bán khống. Có 4 loại hợp đồng phái sinh được đưa ra giao dịch sáng nay, nhưng diễn diến đặt lệnh cho thấy NĐT vẫn dè dặt, thăm dò là chính. Thị giá của 2 hợp đồng 1 tháng và 2 tháng đang giảm, nhưng giá 2 hợp đồng dài hạn hơn lại tăng.

VN-Index và các chỉ số khác sáng nay tiếp tục giảm nhẹ. Ảnh hưởng từ tin đồn về lãnh đạo BIDV đã lắng xuống, nhưng căng thẳng Mỹ - Triều Tiên vẫn đang ở mức cao, ảnh hưởng đến nhiều chỉ số chứng khoán trên thế giới, và có lẽ cũng ảnh hưởng cả chỉ số chứng khoán Việt nam.

Theo IndexUniverse, ETF V.N.M thông báo NĐT đã rút gần 1.5 triệu USD từ 31/07 đến 04/08/2017, làm giảm tổng mức tăng trong năm 2017 xuống 8.01 triệu USD. Đây là tuần rút vốn đầu tiên trong quý 3/2017.

Ngày 17/08 tới VPBank (VPB) sẽ chào sàn HOSE với giá tham chiếu 39,000 đ/cp. Quý 2 năm nay, VPB lãi ròng 1,069 tỷ đồng. Nhiều khả năng đây sẽ là cổ phiếu đắt giá nhất trong nhóm ngân hàng niêm yết. Tuy nhiên, cũng khó so sánh VPB với các ngân hàng khác, bởi hoạt động của VPB dựa rất nhiều vào mảng tín dụng tiêu dung FE Credit, vốn có biên lợi nhuận rất cao nhưng rủi ro cũng tương ứng.

Tác động của tin đồn liên quan đến ông Bắc Hà đã giảm xuống trong phiên giao dịch sáng nay, nhưng giá BID vẫn giảm nhẹ chừng 1%. Nhóm cổ phiếu ngân hàng nhìn chung cũng giảm nhẹ.

SBT giảm sàn phiên thứ tư liên tiếp mà không hề có thông tin gì ảnh hưởng. Điều này khiến cho những người muốn kiếm lời từ “tiền chênh” BHS-SBT sau sáp nhập hết sức hồi hộp, dù chưa đến ngày BHS hủy niêm yết.

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 10/08: Hạn chế dò đáy (09/08/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 09/08: VN-Index giảm 18 điểm, mạnh nhất trong gần 2 năm qua (09/08/2017)

>   Vietstock Daily 09/08: Dòng tiền đều đặn đổ vào thị trường (08/08/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 08/08: Sáng tăng, chiều giảm (08/08/2017)

>   Vietstock Daily 08/08: Dòng tiền thông minh đều đặn gom hàng (07/08/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 07/08: Large Cap kéo VN-Index tăng hơn 4 điểm (07/08/2017)

>   Vietstock Weekly 07-11/08/2017: Phá mốc 800 điểm? (06/08/2017)

>   Chứng khoán Tuần 31/07-04/08: Dòng tiền phân hóa (04/08/2017)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 04/08: Giằng co mạnh trong sự thận trọng (04/08/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 04/08: Kịp vùng dậy (04/08/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật