Thứ Ba, 29/08/2017 13:56

Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Đẩy giá, cứu giá và còn gì nữa?

Tuần qua từ 21-28/08, những người cầm trịch đã chủ động gom hàng lượng lớn để thổi giá đưa cổ phiếu bay cao hay cứu giá trước đà trượt dốc. Và tất yếu cũng không thiếu những lãnh đạo và người thân tháo chạy và tranh thủ chốt lời.

Nóng nhất tuần qua ắt hẳn phải nhắc đến cơn sốt FLC và Chủ tịch Trịnh Văn Quyết, vị lãnh đạo này đã mạnh tay gom 20 triệu cp, nâng lượng cổ phần nắm giữ lên hơn 144 triệu cp, tương đương 22.6%. Với mức giá khoảng 7,200 đồng/cp, khả năng ông Quyết đã bỏ ra khoảng 144 tỷ đồng cho thương vụ này. Kết quả giao dịch được công bố ngày 23/08 thì ngay sau đó, cổ phiếu FLC nhanh chóng làm nóng sàn với sắc tím 3 phiên liên tục, đẩy giá tăng hơn 22% lên 9,160 đồng/cp.

Diễn biến giá FLC trong 3 tháng qua

Chưa dừng lại ở đó, mới đây ngày 28/08, ông Quyết tiếp tục thông báo sẽ gom thêm 11 triệu cp, khả năng lần này ông phải chi ra trên dưới 100 tỷ đồng. Nếu giao dịch thành công, vị Chủ tịch này sẽ nắm sở hữu 24.3% tương đương hơn 155 triệu cp và vẫn là cổ đông lớn nhất tại FLC.

Không chỉ giá, lượng cổ phiếu khớp lệnh tại FLC cũng tăng đột biến, từ khoảng 7 triệu cp (phiên 18/08) tăng lên hơn 26 triệu cp/ngày (trung bình trong 3 phiên từ 21-23/08) và tiếp tục khiến nhà đầu tư sửng sốt khi 3 phiên tím sàn ghi nhận trung bình 62 triệu cp/ngày.

Suốt nửa đầu năm yên ắng giao dịch dưới mệnh giá, cổ phiếu MST bất ngờ leo dốc chưa rõ nguyên nhân trong vòng 1 tháng qua đưa giá cổ phiếu này tăng 42% lên hơn 14,100 đồng/cp. Trước đợt sóng, vị Chủ tịch Nguyễn Huy Quang lại muốn nâng sở hữu từ 11% lên gấp đôi hơn 22% khi đăng ký gom vào 2 triệu cp.

Ở chiều ngược lại là một loạt các giao dịch bán của người trong cuộc là Ủy viên HĐQT Ngô Xuân Dũng và Nguyễn Giang Nam muốn bán tổng cộng 600,000 đơn vị, đến người ngoài cuộc như ông Trần Tuấn Anh đã bán bớt 300,000 cp và không còn là cổ đông lớn của MST.

Cũng đang là cổ đông lớn nhất, nhưng Chủ tịch của HKB là ông Dương Quang Lư đăng ký gom 3 triệu cp trong tình trạng giá cổ phiếu này liên tục đổ đèo về mức cốc trà đá sau khi công bố kết quả kinh doanh quý 2/2017 với khoản lỗ hơn 24 tỷ đồng. Hiện ông đang sở hữu đến 18.5%, tương đương 9.5 triệu cp HKB, nếu giao dịch thành công, lượng cổ phần nắm giữ sẽ tăng lên hơn 24%.

Liệu lần cứu giá của “vị tướng” này có thành công hay không, khi lịch sử giao dịch trong tháng 6-7 mới đây ghi nhận hai lần giao dịch bất thành của hai Thành viên HĐQT Trương Danh Hùng và Đỗ Thái Anh, với số lượng đăng ký mua lần lượt 4 triệu cp và 2 triệu cp.

SKG gần đây phải đối diện những lùm xùm liên quan đến việc vi phạm về thuế với tổng số tiền hơn 57 tỷ đồng. Dù đã nộp đơn khiếu nại nhưng vẫn chưa có kết quả nên SKG quyết định tạm nộp số tiền phạt và “kiên trì” đưa khiếu nại lên cơ quan thuế. Diễn biến giá của cổ phiếu SKG từ đầu năm đến nay cũng không mấy khả quan khi vụt mất 39% giá trị từ 52,800 đồng/cp giảm còn 32,400 đồng/cp. Trước những rủi ro đó, ông Tăng Quảng - chồng của Thành viên HĐQT Quách Hồng đã vội tháo chạy 600,000 cp trong tổng 2.3 triệu cp đang nắm giữ.

Bên cạnh đó còn có giao dịch của Thành viên BKS Lượng Văn Hồng, ngay sau khi hoàn tất bán 10,000 cp SKG, mới đây ông Hồng tiếp tục đăng ký bán gần hết lượng cổ phiếu còn lại là 4,800 cp. Trước chiều buông tay của nhiều cá nhân, lãnh đạo của SKG là Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thị Kim Hồng cũng có động thái mua vào, nhưng số lượng đăng ký chỉ 20,000 đơn vị.

Diễn biến của HKB và SKG trong 6 tháng qua

Dường như nắm bắt được dấu hiệu con sóng ngành dược đang dần nguội lạnh và có nguy cơ sụt giảm, một loạt lãnh đạo của TRA đua nhau bán ra để chốt lời. Tuần qua, cổ đông TRA đã phải chứng kiến hai giao dịch bán của Chủ tịch HĐQT Vũ Thị Thuận và Tổng Giám đốc Trần Túc Mã, với tổng khối lượng hơn 180,000 cp. Thực tế, con số đăng ký bán của hai vị lãnh đạo này lên đến 750,000 cp. Bên cạnh đó, con của bà Thuận là bà Nguyễn Thị Bảo Vân cũng đã tranh thủ bán ra được khoảng 13,000 cp.

Câu chuyện chốt lời tại TRA nào đã dừng lại, mới đây Tổng Giám đốc Trần Túc Mã tiếp tục đăng ký bán 500,000 cp. Nếu lần này giao dịch thành công, ông Mã sẽ thu về hơn 55 tỷ đồng và giảm sở hữu chỉ còn khoảng 1.7% vốn (khoảng 710,000 cp). Ngoài ra, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thị Lan và Nguyễn Thị Hoan – vợ Giám đốc kinh doanh Nguyễn Văn Bùi cũng muốn bán lần lượt 50,000 cp và 80,000 cp./.

Các tin tức khác

>   VNE: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của CĐNB Trần Quang Cần (29/08/2017)

>   FMC: Andbanc Investments SIF Vietnam Value And Income Portfolio đã bán bớt 367,000 cp (29/08/2017)

>   FIT: Bất động sản DPV mua thêm 2 triệu cp (29/08/2017)

>   SJ1: Thay đổi thông tin trong Thông báo thực hiện quyền mua SJ1 (29/08/2017)

>   MAS: Phạm Văn Hà - Phó Tổng Giám đốc - đã bán 4,395 CP (29/08/2017)

>   Đấu giá gần 9 triệu cp Du lịch Bưu điện giá khởi điểm 18,500 đồng/cp (29/08/2017)

>   POV: Lê Minh Châu - Trưởng Ban kiểm soát - đã mua 200 CP (29/08/2017)

>   DSV: Thông báo về việc ký hợp đồng với Người có liên quan (29/08/2017)

>   CII: Báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn Pyn Elite Fund (Non-Ucits) (28/08/2017)

>   LEC: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của CĐNB Hoàng Trọng Thành (28/08/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật