Thứ Ba, 15/08/2017 10:30

CTCK với những khoản tự doanh “ngon lành”

Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) có hoạt động tự doanh trong nửa đầu năm nay tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, thu về khoản lãi lớn, trong đó có những khoản đầu tư có tỷ suất lợi nhuận rất “ngon lành”.

Lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ của SSI, VNDVCI
ĐVT: tỷ đồng

Trong nửa đầu năm, các CTCK như CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC, HOSE: VCI), CTCP Chứng khoán Sài Gòn (HOSE: SSI) và CTCP Chứng khoán VNDirect (HNX: VND) mang về khoản lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) khá lớn với hơn 300 tỷ đồng, trong đó VND và VCI tăng vọt và cao gấp 3 lần cùng kỳ năm trước.

Lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) chủ yếu gồm lãi từ bán các tài sản tài chính, chênh lệch tăng đánh giá lại tài sản tài chính, cổ tức/tiền lãi phát sinh từ tài sản tài chính.

Trong các hoạt động kinh doanh của VCSC, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ 6 tháng đầu năm 2017 đạt 311 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước là 88 tỷ). Đáng chú ý, tỷ trọng của khoản này trong cơ cấu tổng doanh thu của VCSC cũng tăng mạnh từ 29% lên 53%, vượt luôn tỷ trọng từ mảng môi giới của Công ty.

Riêng lãi từ bán các tài sản tài chính FVTPL của VCSC là 253 tỷ đồng, tuy nhiên Công ty không công bố chi tiết các khoản đầu tư này.

Tính đến thời điểm cuối quý 2/2017, giá thị trường các khoản FVTPL của VCSC là 1,007 tỷ đồng trong khi giá mua là 685 tỷ đồng. Trong đó, danh mục cổ phiếu niêm yết đáng chú ý nhất là khoản đầu tư vào CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) với giá mua 50.6 tỷ trong khi giá thị trường là 257.5 tỷ đồng. VCSC còn có một số khoản đầu tư với tỷ suất sinh lời khá cao như CTCP Đầu tư & KD Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) giá thị trường 73 tỷ (giá mua 44 tỷ đồng).

Được biết VCSC là đơn vị tư vấn cho MWG khi niêm yết trên HOSE vào giữa năm 2014. Trong các bản tin, báo cáo phân tích của VCSC, tần suất xuất hiện MWG khá nhiều với những khuyến nghị mua vào và nhận định lạc quan về doanh nghiệp này.

Biểu đồ giá MWG từ khi niêm yết đến nay

(Giá chưa điều chỉnh)

MWG cũng là khoản đầu tư cổ phiếu giúp CTCK TPHCM (HSC, HOSE: HCM) có lãi 9.3 tỷ đồng trong nửa đầu năm (quý 2 lãi 8.3 tỷ với giá bán 114,597 đồng/cp còn giá mua bình quân gia quyền là 102,900 đồng/cp). Tính đến cuối kỳ, giá trị thị trường khoản đầu tư MWG còn lại của HCM là 53 tỷ trong khi giá trị mua là 42.7 tỷ đồng. Hoạt động tự doanh tại HCM có khoản lãi 97 tỷ đồng, cao gấp 5.7 lần cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 18% doanh thu, trong đó lãi bán các tài sản tài chính FVTPL là 36 tỷ đồng.

SSI cũng có lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu hoạt động với 27%, tương ứng 340 tỷ đồng, trong đó lãi bán các tài sản tài chính FVTPL hơn 117 tỷ đồng (chênh lệch tăng đánh giá lại tài sản hơn 210 tỷ đồng).

Theo BCTC quý 2/2017, SSI có khoản đầu tư vào Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) với giá gốc 238 tỷ và giá trị hợp lý cuối kỳ là 335 tỷ đồng, CTCP Truyền thông VMG (UPCoM: ABC) có giá gốc 41 tỷ và giá trị hợp lý cuối kỳ 65 tỷ đồng. Trong đó hạch toán chênh lệch thuần đánh giá lại cuối kỳ 97 tỷ với PLX, 21 tỷ với ABC… Riêng với PLX, Tập đoàn này vừa được niêm yết vào tháng 4/2017 do CTCK VietinBankSC (CTS) tư vấn nhưng SSI lại là đơn vị tư vấn cho đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của PLX vào giữa năm 2011.

Diễn biến giá cổ phiếu PLX từ khi niêm yết tháng 6/2017 đến nay

Với khoản mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS), SSI có các khoản đầu tư vào CTCP Transimex (HOSE: TMS) với giá trị hợp lý 310 tỷ (giá gốc 110 tỷ), OPC 206 tỷ (giá gốc 113 tỷ), SGN 761 tỷ (giá gốc 204 tỷ), CTD 151 tỷ (giá gốc 107 tỷ đồng). Trong đó, hạch toán chênh lệch thuần đánh giá lại cuối kỳ 45 tỷ với TMS, 46 tỷ với OPC hay 40 tỷ với SGN…

Hiện SSI là cổ đông lớn tại TMS với tỷ lệ sở hữu 14% (tính đến gần cuối tháng 01/2017), ngoài SSI còn có các quỹ liên quan là Quỹ đầu tư thành viên SSI (SSIIMF) và Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM) thường xuyên giao dịch cổ phiếu TMS. Đồng thời, SSI cũng là đơn vị tư vấn cho đợt phát hành cổ phiếu của TMS vào năm 2008.

Diễn biến giá cổ phiếu TMS từ khi niêm yết đến nay

Còn VND có khoản đầu tư đang sinh lời lớn vào Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) với giá trị sổ sách 315 tỷ trong khi giá trị thị trường là 421 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm, VND thu lãi từ lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ FVTPL hơn 337 tỷ đồng, chiếm gần phân nửa tổng doanh thu, trong đó lãi bán các tài sản tài chính FVTPL hơn 83 tỷ đồng (chênh lệch tăng đánh giá lại tài sản 132 tỷ đồng).

Được biết, VND chính thức trở thành cổ đông lớn của PTI từ tháng 11/2012. Sau nhiều lần gom vào cổ phiếu, hiện VND đang nắm giữ hơn 16.75 triệu cp PTI. PTI được chấp thuận niêm yết trên HNX vào gần cuối năm 2010 với tổ chức tư vấn cũng chính là VND.

Diễn biến giá cổ phiếu PTI từ khi niêm yết đến nay
Các tin tức khác

>   HAH: BCTC Hợp nhất quý 2 năm 2017 (14/08/2017)

>   HAH: BCTC quý 2 năm 2017 (14/08/2017)

>   ATG: Giải trình BCTC 6 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm trước (14/08/2017)

>   CCI: Báo cáo tình hình sử dụng vốn từ đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ (14/08/2017)

>   AMD: Báo cáo tình hình sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ (14/08/2017)

>   STG: Thông báo ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2017 (14/08/2017)

>   ECI: Báo cáo tài chính bán niên năm 2017 (14/08/2017)

>   Ngân hàng NCB sẽ họp ĐHĐCĐ bất thường bầu 3 thành viên HĐQT (14/08/2017)

>   Xi măng Công Thanh: Bao giờ mới thôi oằn vai vì nợ? (16/08/2017)

>   PVS: Báo cáo tài chính bán niên năm 2017 (công ty mẹ) (14/08/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật