Thứ Tư, 16/08/2017 21:03

Chiếc đũa thần BOT: Sau hồ hởi là thất vọng

Trong suốt nhiều năm qua mô hình hợp tác công tư (PPP), trong đó có BOT, được nhắc đến rất nhiều và đã có những kỳ vọng về khả năng tạo đột phá cho việc huy động nguồn vốn đầu tư hạ tầng.

Tuy nhiên, nhìn trên bình diện quốc tế, mô hình PPP có vai trò rất khiêm tốn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng ở các quốc gia.

Chẳng hạn, trong giai đoạn 2001-2011, các nước Châu Á - Thái Bình Dương chỉ huy động được chưa đến 200 tỷ USD vốn theo mô hình PPP, chỉ chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông của các nước này (Hình).

Hơn thế, mô hình PPP, nếu không được thiết kế chặt chẽ với môi trường thể chế tốt rất dễ gây ra những trục trặc và sự thất vọng cho công chúng.

Đầu tư giao thông theo hình thức PPP ở các nước châu Á TBD

Bên trái là tỷ USD, bên phải là số dự án - Nguồn: UNESCAP (2013)

Hợp tác công tư đặc biệt phổ biến ở Anh dưới thời thủ tướng Margaret Thatcher ở thập niên 1980 và ở châu Mỹ la tinh trong thập niên 1990.

Sau hồ hởi là thất vọng

Tuy nhiên, sau giai đoạn hồ hởi với kỳ vọng cao ban đầu là sự thất vọng tràn trề.

Chất lượng các dịch vụ trong rất nhiều trường hợp không những không được cải thiện mà còn gây ra vô số những rắc rối và lãng phí.

Kết quả nhiều nơi đã phải thực hiện một tiến trình ngược lại, nhà nước phải quốc hữu hóa hoặc thu hồi các dự án/hợp đồng.

Trào lưu này đặc biệt mạnh ở một số nước châu Mỹ la tinh trong những năm qua mà nó đẩy đến những thái cực không có lợi cho quá trình phát triển.

Ví dụ, trong giai đoạn 1987-1995, Mexico đã triển khai 52 dự án đường bộ theo phương thức PPP và mỗi dự án này đều có một con đường không thu phí chạy song song.

Tổng số vốn tư nhân cam kết lên đến 9,9 tỉ USD .

Kết quả của quá trình thực hiện là vốn đầu tư đã tăng trung bình 25% so với dự toán, trong khi nguồn thu phí thấp hơn dự báo 30% (Chỉ có 5 dự án có nguồn thu bằng hoặc cao hơn dự báo).

Hậu quả của nó là phí đã tăng từ 2 cent/km lên 17 cent/km.

Chính phủ Mexico đã phải thu hồi 23 dự án và phải trả các ngân hàng Mexico gần 5 tỉ USD và các công ty xây dựng khoảng 2,6 tỉ USD.

Những trục trặc đối với mô hình PPP cũng đã xảy ra với nhiều nước châu Mỹ La Tinh cũng như nhiều nơi trên thế giới.

Chẳng hạn như: dự án tư nhân hóa hệ thống nước ở Argentina, hệ thống nước Cochabamba ở Bolivia, đường M1/M15 ở Hungary, đường Muang ở Thái Lan, đường A1 ở Ba Lan, đường Trakia ở Bulgaria và sự yếu kém trong chương trình PPP ở Bồ Đào Nha.

Ràng buộc và phân định trách nhiệm

Vấn đề cần đặc biệt lưu ý là việc định giá cũng như ràng buộc trách nhiệm khi nhượng quyền khai thác các công trình có tính chất công cộng.

Thứ nhất, nếu cách làm không minh bạch thì khả năng xảy ra thất thoát là rất lớn. Đây là một thách thức rất lớn vì chúng là những công trình hay dịch vụ đặc trưng với các chi phí và nguồn thu rất khó xác định.

Thứ hai, các công trình này thường là duy nhất và chứa đựng khả năng độc quyền. Nếu không có những ràng buộc và phân định trách nhiệm rõ ràng thì khả năng đơn vị được quyền khai thác lạm dụng vị trí độc quyền và vô hình trung lại chuyển sang một thất bại thị trường hay hình thức kém hiệu quả khác.

Trong rất nhiều trường hợp, các dự án PPP lại trở thành các công trình chỉ định thầu với điều kiện ưu đãi cho nhà thầu vì họ còn được quyền thiết kế và thi công.

Hậu quả là vốn đầu tư bị đội lên rất nhiều và nhà nước phải giải quyết hậu quả và cả nền kinh tế gánh chịu tổn thất. Một trong những ví dụ hết sức điển hình của vấn đề này là quá trình nhượng quyền khai thác hệ thống cấp thoát nước ở Cancun, Mexico.

Một vấn đề quan trọng khác nữa là việc đặt ra các trạm thu phí ở các tuyến đường cao tốc mới xây đang tạo ra nhiều tổn thất cho xã hội.

Do phải trả tiền nên một tỉ phần rất lớn các phương tiện đã chọn đi những tuyến đường không thu phí nhưng đã xuống cấp, không thể đạt được tốc độ cao....

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20170816/chiec-dua-than-bot-sau-ho-hoi-la-that-vong/1369825.html

Các tin tức khác

>   Chính phủ sẽ chấn chỉnh công tác quản lý, phát triển đô thị (16/08/2017)

>   Hơn 66.000 tỷ đồng đầu tư nhiều tuyến đường Hà Nội (15/08/2017)

>   Cải tạo tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát (15/08/2017)

>   Điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên (15/08/2017)

>   Chuyển mục đích sử dụng đất tại Long An (15/08/2017)

>   Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị An Khánh - An Thượng (14/08/2017)

>   Việt Nam sắp đón làn sóng đầu tư mới vào hạ tầng giao thông (13/08/2017)

>   Có nên đánh thuế nhà cấp 4, nhà của người nghèo? (11/08/2017)

>   TPHCM: Điều chỉnh giá đất dự án đường nối Phạm Văn Đồng với nút giao Gò Dưa - Quốc lộ 1 (10/08/2017)

>   Hà Nội: Điều chỉnh dự án xây dựng đường Lại Yên - An Khánh (10/08/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật