Thứ Tư, 09/08/2017 11:17

Bloomberg: Chính phủ sẽ thoái vốn ở Sabeco theo 3 đợt, bắt đầu từ quý 4/2017

Kế hoạch thoái vốn tại Tổng Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) theo từng đợt có thể giúp Chính phủ Việt Nam bán được ở giá tốt nhất sau khi giá trị thị trường của công ty vọt lên mức 7 tỷ USD, Bloomberg cho hay.

 

Javier Gonzalez Lastra, Chuyên gia phân tích ở Berenberg, cho hay việc bán cổ phiếu theo giai đoạn sẽ là một cách để Chính phủ thu về giá trị cao nhất cho 90% lượng cổ phần nắm giữ ở Sabeco. Chính phủ Việt Nam dự kiến tiến hành bán cổ phiếu đợt đầu tiên vào quý 4/2017, theo nguồn tin thân cận.

Lastra cho biết: “Bất cứ ai muốn mua cổ phiếu trong đợt đầu này có lẽ phải trả cái giá rất cao. Bạn sẽ vui vẻ rút hầu bao trả một cái giá cao hơn thị trường rất nhiều chỉ để được ưu tiên mua trước, nếu như bạn mua được cổ phiếu trong đợt 1 và đợt 2 thì sẽ không còn ai muốn tranh giành với bạn trong đợt 3 chỉ để được một lượng cổ phần thiểu số”.

Heineken NV, Anheuser-Busch InBev NV, và Asahi Group Holdings (Nhật Bản) chỉ mới là 3 trong số các công ty nước ngoài quan tâm đến cổ phần tại Sabeco. Khi tầng lớp trung lưu và số lượng người trẻ tuổi của Việt Nam ngày càng gia tăng, điều này đã tạo động lực thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ bia tăng vọt 300% kể từ năm 2002, theo Euromonitor.

Sở dĩ Chính phủ Việt Nam muốn bán cổ phiếu theo từng đợt là do dự báo nhu cầu bia sẽ tiếp tục tăng (qua đó thúc đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn nữa), Thomas Jastrzab, Chuyên gia phân tích tại Bloomberg Intelligence chi nhánh Hồng Kông, cho hay.

Theo nguồn tin thân cận, Chính phủ Việt Nam được dự báo sẽ thông qua kế hoạch bán cổ phần của Sabeco vào giữa tháng 9 tới. Đợt bán cổ phần thứ 2 có thể diễn ra vào năm 2018. Chủ tịch HĐQT Sabeco, ông Võ Thanh Hà vẫn chưa phản hồi về thông tin trên.

Ông Nguyễn Trọng Dũng, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, cho biết vẫn chưa đưa ra quyết định về kế hoạch bán cổ phần ở Sabeco và từ chối nhận định về lợi ích của việc bán cổ phần thông qua nhiều đợt.

Cổ phiếu Sabeco đã tăng hơn gấp đôi kể từ khi lên sàn hồi tháng 12/2015. Hệ số P/E của cổ phiếu này là 36, cao hơn so với mức 20 của công ty bia Đan Mạch Carlsberg A/S – vốn sở hữu một lượng cổ phần ở Tổng CTCP Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco, HOSE: BHN). Trong khi đó, Heineken có hệ số P/E là 25 và Asahi Group là 22.

Ông Trần Nhật Trung, Chuyên viên phân tích ở Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), cho hay: “Cổ phiếu Sabeco khá là đắt vì thị trường Bia Việt Nam chỉ được dự báo tăng trưởng 6% trong năm nay. Dẫu vậy, cổ phiếu này có thể vẫn hấp dẫn, đặc biệt là đối với các công ty Nhật Bản, vì họ đang phải đối mặt với nền kinh tế có lãi suất âm ở quê nhà”.

Nhu cầu bia

Cổ phiếu của Sabeco đã leo dốc 28% trong năm nay (tính tới ngày 08/08), cao hơn so với mức leo dốc 19% của chỉ số VN-Index. Trong phiên ngày thứ Tư, cổ phiếu Sabeco có lúc giảm tới 1.2%.

Jastrzab cho biết rủi ro từ việc bán cổ phần Sabeco qua nhiều đợt sẽ xuất hiện nếu nhu cầu bia Việt Nam giảm thì sẽ kéo theo giá trị của Sabeco sẽ giảm trong đợt bán thứ 2 và thứ 3.

Lượng tiêu thụ bia trên đầu người của Việt Nam sẽ chạm mức 40.6 lít (tương ứng 11 gallon) trong năm nay. Điều này sẽ biến Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất ở Đông Nam Á, theo Euromonitor. Heineken và Carlsberg đang tranh giành thị phần ở Việt Nam khi các nhà sản xuất bia quốc tế muốn mở rộng sự hiện diện ở thị trường châu Á thông qua các thương vụ thâu tóm. Anheuser-Busch InBev đã mua lại công ty Oriental Brewery của Hàn Quốc với giá 5.8 tỷ USD trong năm 2014, còn Heineken đã mua lại công ty Asia Pacific Breweries của Singapore vào năm 2012.

Theo báo cáo thường niên của công ty, trong năm 2016, Sabeco, nhà sản xuất Bia Sài Gòn và Bia 333, nắm giữ 40% thị phần trong nước và có khả năng sản xuất hơn 1.8 tỷ lít bia mỗi năm.

Chính phủ Việt Nam – vốn đang cần hàng tỷ USD để đầu tư cơ sở hạ tầng từ dự án đường cao tốc cho tới sân bay – đang ra sức thoái vốn ở các công ty Nhà nước nhằm giảm thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, Việt Nam còn lên kế hoạch tư nhân hóa 137 doanh nghiệp Nhà nước cho đến năm 2020 và dự kiến sẽ hoàn tất quá trình tư nhân hóa ở 40 công ty trong năm nay./.

Các tin tức khác

>   ALV: Dự kiến phát hành riêng lẻ 2.5 triệu cp giá 10,000 đồng/cp (09/08/2017)

>   Novaland: Rót 1,045 tỷ đồng vào Đầu tư Địa ốc Thành Nhơn (08/08/2017)

>   PGI: Báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu riêng lẻ và báo cáo thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành (08/08/2017)

>   Thế giới di động: Lấy ý kiến về phương án rót 2,500 tỷ đồng cho hoạt động M&A (07/08/2017)

>   Taseco chào mua 15% vốn CC4 với giá 10,000 đồng/cp (07/08/2017)

>   Novaland sẽ chuyển nhượng hết gần 50 triệu cp Địa ốc Nova Galaxy (04/08/2017)

>   KIP: Giấy chứng nhận ĐK chào bán cổ phiếu ra công chúng (02/08/2017)

>   CJC: Thông báo phát hành cổ phiếu ra công chúng (01/08/2017)

>   Tokyo Gas Asia đã mua 24.9% vốn PGD (01/08/2017)

>   TDM: Báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng (01/08/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật