Thứ Bảy, 22/07/2017 15:37

Ngân hàng hạ lãi suất, doanh nghiệp “khấp khởi” mừng

NHNN bất ngờ công bố giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành và giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với 5 lĩnh vực ưu tiên. Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV - cho rằng “Động thái hạ lãi suất cho vay ngắn hạn là một tín hiệu tốt, tạo sự phấn khởi trong cộng đồng doanh nghiệp (DN), hứa hẹn đem đến những cơ hội tốt cho các DN”.

Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất

Ngay sau thông báo của NHNN, một loạt các NHTM có động thái giảm lãi suất. Cụ thể, từ ngày 10.7.2017, VietinBank giảm lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND về mức tối đa 6,5%/năm đối với nhu cầu vốn thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên. BIDV giảm từ 0,5-1%/năm cho các đối tượng, lĩnh vực ưu tiên. Agribank giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ 7%/năm xuống còn 6,5%/năm và giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8,5%/năm xuống còn 8%/năm. Vietcombank giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế được điều chỉnh giảm 0,5%/năm.

Bên cạnh khối Big 4, các NHTM khác cũng hưởng ứng làn sóng hạ lãi suất. Sacombank triển khai gói tín dụng 1.000 tỉ đồng với mức lãi suất cho vay ngắn hạn VND tối đa là 6,5%/năm trong suốt thời hạn vay cho khách hàng đang hoạt động trong 5 lĩnh vực ưu tiên. Eximbank giảm lãi suất từ 7,0%/năm xuống còn 6,5%/năm đối với các lĩnh vực, ngành kinh tế được ưu tiên.

Vì sao NHNN thận trọng giảm lãi suất cho vay?

Trao đổi với PV Báo Lao Động, TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia ngân hàng - cho biết “Về cơ bản NHNN có cơ sở để giảm lãi suất cho vay. Năm nay lạm phát 6 tháng đầu năm và kỳ vọng lạm phát khá thấp. Đáng lẽ, NHNN phải có quyết sách điều chỉnh trần lãi suất huy động đầu vào rồi mới điều chỉnh lãi suất đầu ra. Tuy nhiên, NHNN không muốn điều chỉnh lãi suất đầu vào vì sợ rằng tiền sẽ chảy sang các kênh khác như vàng, chứng khoán, bất động sản. Điều này gây rủi ro và khó huy động vốn cho ngân hàng trong bối cảnh huy động vốn của ngân hàng chưa tốt trong 6 tháng đầu năm”.

Vậy việc NHNN giảm lãi suất sẽ tác động ra sao đến nền kinh tế? TS Cấn Văn Lực cho rằng lãi suất giảm thì doanh nghiệp sẽ được hưởng. Tuy nhiên, có những điều cần lưu ý là việc thực hiện còn có độ trễ. Việc giảm lãi suất chỉ áp dụng với các khoản tín dụng ký mới từ nay trở đi, và chỉ áp dụng giảm cho 5 lĩnh vực ưu tiên. Thực tế hiện nay tín dụng cho 5 lĩnh vực chiếm khoảng 47-48% tổng dư nợ nền kinh tế.

Ông Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - cho biết chiều 10.7 “Tín dụng nửa đầu năm 2017 tăng trưởng nhanh khiến cho chênh lệch huy động - tín dụng bị đẩy lên cao”. Trao đổi với PV, TS Cấn Văn Lực cho rằng “Nếu bây giờ giảm lãi suất sâu quá thì doanh nghiệp sẽ vui, nhưng NH sẽ không dám cho vay lĩnh vực ưu tiên vì lợi nhuận quá eo hẹp. Hiện nay chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra ròng của các ngân hàng VN sau khi trừ các chi phí và trích lập dự phòng rủi ro là khoảng 2%. Nếu tiếp tục giảm lãi suất, các NH sẽ không chịu được trong bối cảnh nợ xấu đang cao.

Doanh nghiệp mong chờ

Hiện các doanh nghiệp đang chờ đợi sự lan toả từ chính sách này của NHNN. TS Đặng Đức Anh - Trưởng ban Phân tích và Dự báo, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) - cho biết, đợt hạ lãi suất cho vay của NHNN có tác dụng thúc đẩy, hạ chi phí vốn cho DN, hỗ trợ sản xuất kinh doanh cũng như cho vay tiêu dùng tăng lên. Song ông Đức Anh lưu ý, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến để dòng tiền đi vào sản xuất kinh doanh, còn nếu đổ ồ ạt vào bất động sản sẽ có nguy cơ gây nên tình trạng “bong bóng”.

Ông Nguyễn Ninh - Giám đốc Cty XNK Ninh An ở quận Tân Bình - cho biết, việc lãi suất giảm 0,5%/năm giúp DN giảm chi phí tài chính, trong bối cảnh nhiều chi phí đầu vào liên tục tăng trong thời gian qua. Ngoài ra, vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm là việc triển khai chính sách của các NHTM mại để dòng vốn rẻ lan tỏa đến đúng các lĩnh vực ưu tiên theo yêu cầu của NHNN, thay vì chảy vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trao đổi với PV, ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV - đánh giá, động thái hạ lãi suất cho vay ngắn hạn của NHNN là tín hiệu tốt, tạo sự phấn khởi trong cộng đồng doanh nghiệp, hứa hẹn đem đến cơ hội tốt cho các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cần vốn ngắn hạn như các thương vụ thương mại. Ông Nam cho rằng, mong muốn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là ngân hàng quan tâm hơn đến khả năng tiếp cận vốn cho vay trung dài hạn trên cơ sở nguồn vốn sản xuất. DN cần lãi suất thấp vì ước tính cứ giảm 1% lãi suất sẽ tương đương với giảm 0,27% vào giá thành. Tôi hy vọng ngân hàng sẽ cố gắng hạ lãi suất cho vay trung-dài hạn chỉ khoảng 6%/năm. Ngoài ra, để doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh để đầu tư đổi mới, thời gian đầu doanh nghiệp sẽ chưa sinh lời ngay nên cần có ân hạn dài hơn.

http://laodong.com.vn/kinh-te/ngan-hang-ha-lai-suat-doanh-nghiep-khap-khoi-mung-685601.bld

Các tin tức khác

>   MBB: Lãi ròng hợp nhất nửa đầu năm chạm ngưỡng 2,000 tỷ đồng, nợ xấu giảm xuống 1.28% (22/07/2017)

>   Thống đốc NHNN ban hành Chỉ thị thực hiện Nghị quyết xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 (22/07/2017)

>   Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu (22/07/2017)

>   Nới lỏng tiền tệ ư? Còn phải chờ xem (22/07/2017)

>   Toàn ngành ngân hàng chuẩn bị đẩy nhanh xử lý nợ xấu (21/07/2017)

>   TPBank báo lãi ròng nửa đầu năm hơn 470 tỷ đồng (21/07/2017)

>   Tỷ giá trung tâm giảm nhẹ, nhiều ngân hàng tăng giá USD (21/07/2017)

>   MaritimeBank được chấp thuận bổ sung nhiều hoạt động kinh doanh (21/07/2017)

>   VPBank chốt danh sách cổ đông đăng ký lưu ký tại VSD, niêm yết trên HOSE (21/07/2017)

>   Hướng dẫn về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, xử lý nợ xấu của Tòa án Nhân dân tối cao (21/07/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật