Chủ Nhật, 09/07/2017 08:42

“Lối ra” cho tăng trưởng kinh tế

Để đạt được tăng trưởng GDP cả năm 2017 là 6,7% trong khi tăng trưởng quý I chúng ta chỉ đạt 5,1%, quý II đạt 5,6% thì chúng ta phải có một kịch điều hành hiệu quả và cụ thể.

Tuy vậy, cũng phải khẳng định rằng, quyết tâm đạt mức tăng trưởng GDP 6,7% (cao gấp đôi mức trung bình toàn thế giới và thuộc nhóm tăng cao hàng đầu khu vực) dù rất chính đáng, nhưng nếu chỉ tập trung cho các giải pháp ngắn hạn để tăng trưởng thì có thể gặp một số rủi ro như nền tảng tăng trưởng bị méo mó, lạm phát gia tăng và tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức cao.

6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 97,8 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước. trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 27 tỷ USD, tăng 13,8%. Ảnh: Cảng Đình Vũ

Nền tảng đủ vững

Với mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2017 chỉ đạt 5,73%, để hoàn thành kế hoạch tăng trưởng năm 2017 là 6,7% thì tăng trưởng 6 tháng cuối năm 2017 phải đạt trên 7,4%. Đây là một thách thức rất lớn, nhất là trong bối cảnh nợ công tăng cao; chi phí tuân thủ pháp luật, chi phí thủ tục chậm được cắt giảm; chủ nghĩa bảo hộ trên thế giới có xu hướng trỗi dậy...

6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 97,8 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước. trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 27 tỷ USD, tăng 13,8%.

Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% của cả năm 2017 vẫn là khả thi bởi vì vốn đầu tư công chưa được giải ngân còn lớn; một số cải cách hành chính để cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp bắt đầu phát huy tác dụng; thị trường chứng khoán tăng trưởng khá ấn tượng; số lượng doanh nghiệp được thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 là rất lớn; phong trào khởi nghiệp được lan rộng và phát huy có hiệu quả…

Bên cạnh đó, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá hiện hành 6 tháng đầu năm 2017 tăng 10,5%, ước tính cho cả năm 2017 vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện chiếm khoảng 34-35% GDP cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dư địa tăng trưởng tín dụng cả năm 2017 cho nền kinh tế còn lớn, tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nửa cuối năm 2017, nền tảng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn được hỗ trợ bởi các yếu tố, như triển vọng khả quan của kinh tế thế giới cũng như tín hiệu tích cực từ các nền kinh tế chủ chốt. Sự tăng giá của một số đồng tiền và triển vọng phục hồi kinh tế có thể giúp Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn. Những cải thiện về môi trường đầu tư, kinh doanh, triển vọng hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục khởi sắc. Chính vì vậy, động thái tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước vẫn được duy trì liên tục như nhiều năm qua.

Hóa giải thách thức

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế quốc tế diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Trước hết, đó là: Những thách thức từ bên ngoài do bất ổn địa chính trị thế giới, xu hướng gia tăng bảo hộ mậu dịch, việc Mỹ rút ra khỏi TPP và vấn đề chính trị hóa vốn đầu tư của Mỹ có thể tác động tiêu cực tới hoạt động thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam; Chính sách bảo hộ thương mại và thuế biên giới mà Mỹ đề xuất sẽ khiến cho xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ gặp nhiều khó khăn, trong khi Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Lạm phát sẽ gia tăng áp lực cả do tăng dư nợ tín dụng và quy mô nợ, tăng lương, tăng giá và phí các dịch vụ công, cũng như do tăng giá xăng dầu và các nguyên vật liệu ngoại nhập.

Để vượt qua thách thức, Việt Nam sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước và nợ công; Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước; Giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP theo như tinh thần của Hội nghị Trung ương 4. Bên cạnh đó, sẽ cần có sự phát triển thị trường tài chính cân bằng hơn giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn; giữa thị trường vốn cổ phiếu và trái phiếu; giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; giữa dịch vụ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng; thị trường vốn đầu tư mạo hiểm và tín dụng tiêu dùng. Đồng thời, nhiệm vụ trọng tâm vẫn là đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước…

Đáng nói, vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến tăng trưởng là phải xem xét lại các vấn đề nội tại. Bởi thực tế, chính sách về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh dù đã được ban hành nhưng vẫn chậm đi vào cuộc sống đặc biệt tại các địa phương. Do vậy, cần tháo gỡ nút thắt này để thúc đẩy phát triển.

TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR): E ngại lạm phát sẽ trở lại như năm 2011.

Với cách làm hiện nay, Chính phủ đang phải căng mình ra để thúc đẩy cho việc đạt mục tiêu tăng trưởng. Điều này sẽ dẫn tới hệ quả là nền kinh tế “không tiêu hoá được” các nguồn lực, dẫn tới nguy cơ lạm phát. Chúng tôi e ngại lạm phát sẽ trở lại giống như năm 2011.

Tại sao, Chính phủ không chấp nhận kết quả tăng trưởng thấp hơn và sử dụng thời gian đó để cải cách bộ máy. Điều này trước mắt sẽ tác động tiêu cực đến tốc độ phát triển kinh tế, nhưng nó sẽ là giải pháp căn cơ.

Chuyên gia ngân hàng Cấn Văn Lực: “3 mũi nhọn”kích thích tăng trưởng

Để GDP đạt 6,7% vào cuối năm nay, chúng ta có đến 3 “mũi nhọn” để kích thích tăng trưởng.

Thứ nhất, chỉ cần kích cầu tiêu dùng thêm 1% chúng ta sẽ có thêm 380 ngàn tỷ đồng, gấp 4 lần khai thác thêm 1 triệu tấn dầu.

Thứ hai là phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch. Nếu du lịch tăng trưởng 30% sẽ có thêm 7.000 - 8000 tỷ đồng.

Thứ ba, 2 quý năm 2017 mới chỉ thành lập được 61.000 nên số lượng này sẽ còn tăng trong 6 tháng cuối năm, việc Chính phủ kiến tạo môi trường kinh doanh tốt sẽ giúp DN phát triển và điều đó sẽ kích thích tăng trưởng.

http://enternews.vn/loi-ra-cho-tang-truong-kinh-te-113488.html

Các tin tức khác

>   IMF hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2017 của Việt Nam xuống 6.3% (07/07/2017)

>   Kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2017 được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh (07/07/2017)

>   Bộ trưởng Tài chính cam kết giữ nợ công mức 5,1 triệu tỷ đồng (06/07/2017)

>   Phấn đấu GDP năm 2018 đạt khoảng 6,4-6,8% (06/07/2017)

>   Phó thủ tướng Vương Đình Huệ: “Phải siết chặt quản lý chi tiêu công” (06/07/2017)

>   Thủ tướng: "Gần 20 nghìn quy hoạch để làm gì?" (05/07/2017)

>   Thủ tướng Chính phủ: "Có căn cứ để đạt tăng trưởng cả năm 6,7%" (03/07/2017)

>   PMI tháng 6 đạt 52.5 điểm, lĩnh vực sản xuất cải thiện mạnh mẽ (03/07/2017)

>   Năm 2017: Điều hành lạm phát phải hỗ trợ cho tăng trưởng (02/07/2017)

>   Kiểm soát lạm phát dưới 4% khả thi (02/07/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật