Hệ thống phân tích kỹ thuật: Kênh giá hình thành, xu hướng đang khá mạnh
Phân tích các Trading System để xác định xu hướng, dự báo các điểm đảo chiều tiềm năng và các kịch bản có thể xảy ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
I. Phân tích các tín hiệu
Đánh giá chung: Xu hướng tăng vẫn khá mạnh mẽ dù đã kéo dài suốt nhiều tháng và khó có thể bị đảo ngược trong thời gian tới.
Phân tích chi tiết:
ADX liên tục duy trì trên ngưỡng 25. Điều này cho thấy sức mạnh xu hướng đang rất tốt.
Mặt khá, hai đường +DI và -DI phân cực mạnh nên khó có thể xuất hiện tín hiệu bán trong ngắn hạn.
Hai đường Swing Trd 2 và Swing Trd 3 cho tín hiệu mua trở lại từ đầu tháng 06/2017. Bên cạnh đó, trạng thái RMO Bullish đã duy trì từ đầu năm 2017 đến nay. Điều này cho thấy xu hướng tăng trưởng là hết sức vững chắc dưới góc nhìn RMO Trade Model.
II. Kịch bản thị trường và chiến lược đầu tư
Kịch bản 1: Không vượt được mốc 800 điểm và điều chỉnh
Xác suất xảy ra kịch bản này là 65%.
Cận trên của kênh giá trung hạn và ngưỡng Fibonacci Projection 261.8% đang hội tụ tại vùng 790-800 điểm. Đây được đánh giá là vùng kháng cự mạnh và có 800 điểm là con số tâm lý khá quan trọng.
Mặt khác, các phân kỳ giá xuống cũng bắt đầu xuất hiện ở các chỉ báo dao động chính như Stochastic Oscillator, Relative Strength Index.
Trong trường hợp điều chỉnh, vùng hỗ trợ mạnh là vùng 755-770 điểm.
Kịch bản 2: Vượt 800 điểm và hướng đến vùng 840-850 điểm trong ngắn hạn
Xác suất xảy ra kịch bản này là 35%.
Khối lượng giao dịch cần có sự bứt phá đáng kể để có thể xảy ra kịch bản này khi mà kháng cự bên trên là khá nhiều.
Tuy nhiên, nếu phá vỡ được kênh giá cũ thì mục tiêu ngắn hạn sẽ là vùng 840-850 điểm.
Nhìn chung, bất kể xảy ra trường hợp 1 hay 2 thì xu hướng tăng trưởng dài hạn vẫn sẽ duy trì tốt.
|