Thứ Năm, 22/06/2017 08:43

Việt Nam xuất khẩu 10 đồng thì nhập khẩu 9 đồng

APEC Việt Nam 2017 là rất quan trọng vì cổ xúy cho xu hướng toàn cầu hóa, tự do thương mại.

Đó là khẳng định của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tại buổi họp báo chiều 21-6 về hoạt động liên quan đến doanh nghiệp do VCCI tổ chức, hướng tới tuần lễ cấp cao APEC Việt Nam 2017.

Theo ông Lộc, năm nay APEC 2017 diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy hơn bao giờ hết. “Đây là quá trình toàn cầu hóa một cách ngập ngừng, trước hết ở các nền kinh tế lớn. Quan niệm, đánh giá của các nền kinh tế giới thay đổi. Người ta không nghĩ toàn cầu hóa mang lại lợi ích mà còn mang lại bất lợi về việc làm, thu nhập và sự bình đẳng” - ông Lộc nói.

Mặc dù thế, theo ông Lộc, trào lưu hội nhập vẫn là chủ yếu và đang thay đổi. Ông Lộc cho hay: Các nhà lãnh đạo APEC nhắc tới ba đặc điểm quan trọng của toàn cầu hóa là bao trùm, toàn cầu hóa mới và toàn cầu hóa mềm.

“Việt Nam là điển hình thành công của toàn cầu hóa, hội nhập nhưng vừa qua báo chí nói nhiều đến tình trạng một nền kinh tế hai tốc độ. FDI không kết nối được với doanh nghiệp trong nước, nhiều ngành hàng, nhiều lĩnh vực, xuất khẩu được 10 đồng thì nhập khẩu 9 đồng” - ông Lộc nhận định.

Tuy vậy, ông Lộc cho rằng: Việt Nam cũng rất quan trọng với APEC vì đang cổ xúy cho xu hướng toàn cầu hóa, hướng tới khu vực thương mại tự do.

“Khi hội nhập đang ngập ngừng ở Hoa Kỳ, châu Âu thì Việt Nam với độ mở kinh tế lớn, có đầy đủ năng lực cho hội nhập. Thông qua số lượng các FTA, Việt Nam đang tham gia các cuộc chơi toàn cầu có điều kiện khắt khe nhất” - ông Lộc nói.

Đồng thời, ông Lộc kỳ vọng APEC 2017 sẽ tạo ra giá trị gia tăng lớn cho kinh tế Việt Nam khi các dự án, hợp đồng tại APEC sẽ được ký kết và trở thành nền tảng góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm tới.

Ông Hoàng Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), thông tin: Đầu tư nước ngoài đóng góp 25% GDP, 70% xuất khẩu của Việt Nam, hợp tác khu vực APEC tạo ra hàng triệu công ăn việc làm.

“Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo toàn diện là điều quan tâm của các thành viên, phát triển cần quan tâm tới môi trường, khoảng cách giàu nghèo” -- ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, một vấn đề rất quan trọng là phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích đổi mới trong kỷ nguyên số. “Phát triển của chúng ta trong thời gian vừa qua nhờ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thời gian vừa qua sản xuất hàng hóa nhưng dư thừa nhiều, giờ cần đưa nông nghiệp phát triển bền vững” - ông Dũng nhận định.

Thông tin thêm, ông Dũng cho hay vào tháng 9-2017 sẽ diễn ra hội nghị với sự tham dự của 300-400 doanh nghiệp. “Các doanh nghiệp sẽ trình bày phương án của họ về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa” - ông Dũng khẳng định.

http://plo.vn/kinh-te/viet-nam-xuat-khau-10-dong-thi-nhap-khau-9-dong-710097.html

Các tin tức khác

>   Nợ công ba mối: Thấy bất cập mà không sửa thì rất dở! (16/06/2017)

>   Chính sách tiền tệ lại gánh cho tăng trưởng (16/06/2017)

>   Đề xuất nới tín dụng để tăng GDP: Phải cân nhắc! (12/06/2017)

>   Tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ xuống 2.3% (11/06/2017)

>   UBGSTCGQ: Tỷ giá tăng 1% sẽ làm lạm phát tăng 0.17% (11/06/2017)

>   Kinh tế sẽ tăng trưởng thêm 0.25% nếu tăng khai thác 1.5 triệu tấn dầu (11/06/2017)

>   Du lịch sẽ đóng góp 11% GDP của TPHCM (11/06/2017)

>   Làm gì từ nay đến cuối năm để ổn định thị trường? (10/06/2017)

>   Bộ trưởng KH&ĐT nói về cơ sở để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% (09/06/2017)

>   “Không nên tập trung khai thác dầu và tài nguyên để tăng GDP” (09/06/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật